Xuất khẩu lao động là gì và các hình thức xuất khẩu lao động cơ bản
Xuất khẩu lao động tiếng anh là Labor Export là hoạt động kinh tế trong xuất khẩu lao động tổ chức đưa người lao động làm việc tại các quốc gia, lãnh thổ khác.
Xuất khẩu lao động một trong những hình thức cung ứng lao động phổ biến hiện nay. Nhiều người lao động chọn hình thức này để tìm kiếm cơ hội việc làm cho bản thân có tương lai mới tại các quốc gia và lãnh thổ khác. Để nắm rõ hơn về xuất khẩu lao động chúng ta hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây nhé!
Xuất khẩu lao động là gì?
Xuất khẩu lao động trong tiếng anh là Labor Export đây là hoạt động kinh tế thuộc nhóm ngành xuất khẩu lao động có tổ chức đưa người lao động tới một quốc gia, lãnh thổ khác để làm việc trong thời gian nhất định để có thể thu lệ phí từ bên nhập khẩu lao động.
Đây được coi như một hoạt động kinh tế góp phần thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực, giải quyết được việc làm tạo thêm thu nhập để nâng cao trình độ kinh tế xã hội, tăng giá trị thu nhập ngoại tệ. Với một bên là người cung cấp, môi giới việc làm và một bên cần thuê nhân lực làm việc và phải mất một khoản chi phí nhất định và thời gian quy định. Bên nhập khẩu lao động cần có trách nhiệm tổ chức, tạo điều kiện theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng đúng theo quy định nhà nước có trách nhiệm với người lao động.
⏩ Xem thêm: Xuất khẩu là gì? Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế
Đặc điểm của xuất khẩu lao động
Lực lượng lao động xuất khẩu bao gồm lao động phổ thông và lao động có tay nghề. Có thể nói xuất khẩu lao động là các pháp nhân trực thuộc nhiều quốc gia khác nhau, thực hiện hoạt động và tham gia các pháp nhân, cá nhân hoặc tổ chức ở các nước khu vực tham gia cung cấp vào hoạt động để cung cấp nguồn nhân lực thông qua đường biên giới của các lãnh thổ.
Đối tượng lao động sẽ di chuyển qua biên giới quốc da do vậy cùng với việc thỏa thuận cung cấp những dịch vụ liên quan tới sức lao động rất được quan tâm và quá trình làm thủ tục xuất nhập cảnh cho người lao động liên quan trực tiếp tới các người lao động ở các nước sở tại để đảm bảo được quyền lợi.
Xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế đặc biệt kinh doanh sức lao động, đây cũng là hoạt động thúc đẩy xã hội, quốc gia và điều chỉnh, quản lý chặt chẽ bởi hệ thống pháp luật.
Các hình thức xuất khẩu lao động
Hiện nay, có nhiều hình thức xuất khẩu lao động để mọi người dễ dàng lựa chọn hình thức phù hợp cho bản thân. Xuất khẩu lao động sẽ mất một khoản lệ phí ban đầu nên cần cân nhắc và tìm hiểu kỹ càng. Tránh những trường hợp lừa đảo tiền mất tật mang. Đánh vào tâm lý người lao động nên dễ dàng chiếm đoạt một số tiền lớn. Dưới đây là một số những hình thức để thực hiện lao động xuất khẩu có thời hạn đúng quy định:
Ở Việt Nam cho đến nay tồn tại các hình thức sau:
Cung ứng lao động ra nước ngoài
- Các công ty, doanh nghiệp xuất khẩu lao động tuyển dụng nhân sự lao động Việt Nam đi theo các hợp đồng cung ứng lao động.
- Các công ty, doanh nghiệp tự đảm nhiệm tuyển dụng, đào tạo, đưa đi, quản lý lao động.
- Quan hệ lao động điều chỉnh dựa trên pháp luật nước tiếp nhận.
- Yêu cầu tổ chức lao động do phía tiếp nhận đặt ra.
- Quyền và nghĩa vụ của người lao động chịu trách nhiệm quản lý sử dụng lao động.
Hợp đồng nhận thầu và khoán lao động sang nước ngoài
- Các công ty, doanh nghiệp trúng thầu, nhận khoán các dự án, công trình tại nước ngoài cần đầu tư dưới nhiều hình thức như: Liên kết, liên doanh các hình thức đầu tư khác. Để cùng hội nhập phát triển kinh tế quốc tế và khu vực.
- Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động tuyển chọn lao động thực hiện hợp đồng lao động liên doanh, liên kết kinh tế giữa các nước sở tại làm việc.
- Yêu cầu tổ chức lao động tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động đúng như đã thỏa thuận.
- Công ty, doanh nghiệp trực tiếp đưa người lao động sang nước ngoài. Chịu trách nhiệm quản lý và đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ cho người lao động.
- Người sử dụng lao động phải tuân thủ theo đúng pháp luật lao động của nhà nước.
- Lao động có trình độ văn hóa, ngoại ngữ, giao tiếp và hiểu rõ về thông tin đối tác.
Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu lao động là gì?
Xuất khẩu lao động hiện nay ngày càng khẳng định được vai trò và ưu thế của một phương thức đổi mới giúp nguồn lao động của Việt Nam có giá trị hơn. Xóa đói giảm nghèo bền vững đồng thời thúc đẩy giá trị nguồn ngoại thể phát triển kinh tế đất nước.
Với hơn 500.000 lao động và các chuyên gia đang hoạt động làm việc tạo hơn 50 quốc gia và cùng lãnh thổ trên toàn thế giới ở 30 nhóm ngành nghề khác nhau. Việt Nam đang góp mình vào trong danh sách top đầu các nước có tỉ lệ người xuất khẩu lao động cao nhất. Trong thời điểm hiện tại, lao động Việt đang chiếm lĩnh nguồn lao động cao nhất chính là: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Algeria và một số những quốc gia khác.
Những lợi ích kép mà xuất khẩu lao động đem lại:
- Tăng nguồn thu nhập và thay đổi nhận thức
- Thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội
- Đem lại giá trị và nguồn thu nhập ngoại tệ, tiết kiệm chi phí đầu tư giải bài toán kinh tế cho đất nước
- Tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
- Thúc đẩy các mối quan hệ quốc tế
Hi vọng rằng những chia sẻ hữu ích trên đây sẽ cung cấp thêm bí quyết nghề nghiệp hữu ích nếu bạn đang quan tâm đến quá trình xuất khẩu lao động để có thể đưa ra quyết định đúng đắn. Chúc các bạn thành công!
⏩ Bài viết liên quan: Nhân viên xuất nhập khẩu là gì và công việc của nhân viên xuất nhập khẩu