Văn hóa công sở là gì? Cách hòa nhập môi trường công sở cho người mới

Hiện nay không ai còn quá lạ lẫm với văn hóa công sở khi rất nhiều bạn trẻ quyết định lựa chọn công việc văn phòng để thể hiện năng lực. Vậy văn hóa công sở là gì? Bạn có thực sự hiểu để biết được mình có phù hợp hay không?

Xem thêm:

Định nghĩa văn hóa công sở là gì?

Hiện nay, khái niệm văn hóa nơi công sở là gì vẫn chưa được hoàn thiện và định nghĩa rõ ràng thông qua một hệ thống văn bản nào.

Tuy nhiên, khi nói tới văn hóa công sở thì nhiều người sẽ nghĩ ngay tới các vấn đề liên quan tới trang phục, cách thức giao tiếp giữa các nhân viên trong cùng cơ quan với nhau.

Văn hóa công sở là gì? Cách hòa nhập môi trường công sở cho người mới - Ảnh 1
Định nghĩa văn hóa công sở là gì?

Văn hóa công sở có thể hiểu là sự pha trộn giữa văn hóa tập thể, văn hóa cá nhân. Trong đó bao gồm cả cách thức ứng xử của bản thân với môi trường xung quanh. Sau một thời gian nhất định, các cách thức ứng xử đó sẽ chuyển thành nét văn hóa của cơ quan, tổ chức.

Chính vì thế, nếu muốn xây dựng một tập thể doanh nghiệp mạnh thì yếu tố văn hóa cần phải được khẳng định như thương hiệu của doanh nghiệp.

►►► CẬP NHẬT NHANH 100+ các mẫu thư xin việc khiến nhà tuyển dụng KHÔNG THỂ KHÔNG YÊU!

Các yếu tố cấu thành nên văn hóa nơi công sở là gì?

Hiện có rất nhiều yếu tố khác nhau hình thành nên những nét văn hóa của công sở. Trong đó, những yếu tố chủ yếu làm nên văn hóa công sở có thể kể tới như:

Văn hóa ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới

Cấp trên là những người đứng đầu một đội nhóm, phòng ban hoặc một công ty. Những người này có trách nhiệm dẫn dắt đội nhóm. Vì thế, họ cần phải có thái độ làm việc cũng như cách thức giao tiếp đặc biệt để có thể hình thành nên văn hóa đội nhóm, làm gương cho nhân viên.

Trong đó:

  • Những quyết định của lãnh đạo cần phải có tính khách quan. Những người trưởng nhóm cần biết đánh giá, nhìn nhận năng lực của cấp dưới một cách chính xác. Từ đó, phân chia công việc, tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên phát huy hết năng lực của bản thân.
  • Luôn lắng nghe những ý kiến của cấp dưới. Không bác bỏ, trù dập những ý kiến mang tính trái chiều. Lãnh đạo cần có thái độ khách quan, công bằng và biết trọng dụng nhân tài một cách phù hợp.
  • Biết phân công công việc một cách hợp lý. Thể hiện được uy quyền của mình đúng lúc.
Văn hóa công sở là gì? Cách hòa nhập môi trường công sở cho người mới - Ảnh 2
Yếu tố cấu thành nên văn hóa công sở là gì?

Văn hóa ứng xử giữa cấp dưới với cấp trên

Đối với văn hóa ứng xử giữa cấp dưới với cấp trên, các nhân viên cần phải chú ý:

  • Luôn cố gắng hoàn thành tốt công việc. Tác phong làm việc nghiêm túc, chỉn chu trong công việc.
  • Được quyền trình bày ý kiến của bản thân với cấp trên. Cần có thái độ nhã nhặn, luôn biết phấn đấu nâng cao bản thân.
  • Biết cách phối hợp công việc theo sự sắp xếp từ phía lãnh đạo bộ phận, có tinh thần tự giác, học tập, rèn luyện bản thân.

Văn hóa ứng xử giữa các thành viên trong đội nhóm

Với các thành viên trong đội nhóm cũng cần có những yêu cầu ứng xử khác nhau để đội nhóm trở nên vững mạnh như:

  • Các thành viên cần phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Đây là điều cốt lõi để tạo nên văn hóa ứng xử tốt đẹp trong công sở.
  • Những hành vi ứng xử xấu trong công sở cần phải được loại bỏ như: ma cũ bắt nạt ma mới…. Vì thế chỉ có kiên quyết loại bỏ những hành động như vậy thì mới mong môi trường công sở trở nên lành mạnh.

Sự tôn trọng giữa các thành viên

Từ lâu, con người đã sống trong một tập thể và khó có thể hoạt động độc lập. Vì thế, sự tôn trọng giữa các thành viên cần phải được chú tâm. Mỗi thành viên đều cần phải tôn trọng những ý kiến của các cá nhân khác.

Môi trường công sở có rất nhiều các giá trị văn hóa khác nhau. Những hành động, lời nói của mỗi cá nhân đề sẽ góp phần hình thành nên một tổ chức vững mạnh. Và để có thể có môi trường văn hóa công sở thật mạnh, sự tôn trọng giữa các thành viên cần phải được đặt lên hàng đầu vì mục tiêu chung.

►►► CẬP NHẬT các kỹ năng phỏng vấn để trở thành ứng viên tiềm năng cho vị trí việc làm công nghệ thông tin Đà Nẵng!

Cách hòa nhập văn hóa công sở với người mới như thế nào?

Đối với những người mới bắt đầu làm việc ngày đầu tiên, hoặc những sinh viên mới tốt nghiệp lần đầu đi làm. Bạn cần phải đặc biệt tự tin vào chính mình.

Hãy tự nhắc mình rằng: mình sẽ làm được và làm với mức độ tốt. Một thái độ tự tin sẽ giúp cho bạn có tâm thế tốt nhất cho những ngày đầu mới thử việc. Nhưng hãy duy trì sự tự tin ở mức độ vừa phải. Không nên đặt sự tự tin của mình lên quá cao, vì điều đó sẽ khiến bạn trở nên kiêu ngạo và khó nhận được sự quý mến từ đồng nghiệp.

Văn hóa công sở là gì? Cách hòa nhập môi trường công sở cho người mới - Ảnh 3
Cách hòa nhập văn hóa công sở dành cho người mới

Về cơ bản, nếu muốn hòa nhập môi trường văn hóa công sở cũng không quá khó. Chỉ cần bạn có kiến thức tốt, nhận biết được những điều nên học hỏi trong môi trường công sở thì chắc chắn việc hòa nhập với công ty mới cũng không quá khó.

Văn hóa công sở thường chứa bản chất rất nhân văn. Vì thế, bạn nên tìm hiểu rõ ràng về văn hóa của doanh nghiệp ngay từ khi bước chân vào buổi phỏng vấn trực tiếp để hiểu rõ ràng hơn về công ty mình định theo đuổi.

Khái niệm Văn hóa công sở là gì tuy khá phức tạp nhưng không phải là không thể hòa nhập được nhanh chóng. Hy vọng bài viết này của News.timviec.com.vn đã chỉ cho bạn được những cách thức hòa nhập văn hóa công sở phù hợp nhất hiện nay.


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.