Số liệu này được trích từ báo cáo khảo sát lương được thực hiện bởi Talentnet và Mercer trên 600 doanh nghiệp từ 16 ngành nghề khác nhau như công nghệ, hàng tiêu dùng, dược phẩm, sản xuất…
14% công ty đa quốc gia tham gia khảo sát cho biết năm nay không có kế hoạch tăng lương cho nhân viên, trong khi đó con số này đối với doanh nghiệp nội địa lên đến 34%. Dự kiến trong năm tới, có 6% công ty đa quốc gia và 3% doanh nghiệp trong nước tiếp tục thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng” về lương.
Tuy nhiên, vẫn có những nhóm ngành nghề có tỷ lệ tăng lương cho nhân viên nhiều. Trong đó có thể kể tới:
- Ngành bảo hiểm với 8.7%.
- Ngành công nghệ cao với 8.5%.
- Ngành dược phẩm với 8.4%.
Những nhóm ngành nghề trong hoạt động kinh tế vĩ mô này hiện ít chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Và ngược lại, những ngành nghề ít tăng lương nhất có thể kể tới: dầu khí với 2.1%; tiếp đó là nhóm ngành tài chính – ngân hàng với 5.6%.
Xem thêm: Mức lương mong muốn nghìn đô, cử nhân chê thu nhập dưới 10 triệu
Mặc dù nhiều doanh nghiệp tiếp tục thực hiện chính sách siết chặt lương tuy nhiên nhiều công ty sẵn sàng có những khoản thưởng đặc biệt dành cho nhân sự có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó:
- 69% công ty cho biết các khoản thưởng này có thể được trả một lần,
- 13% trả theo quý và 13% trả theo tháng.
Xem thêm: Nghỉ việc để đòi tăng lương: Cẩn thận con dao 2 lưỡi
Đặc biệt với tính chất đặc thù, các công ty kinh doanh trong lĩnh vực tài chính như: ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, các công ty cho vay vẫn có tỷ lệ tăng lương cho nhân viên hoặc thưởng theo hiệu quả công việc rất cao. Nhân viên trung bình có thể nhận được mức thưởng khoảng 20-22,4% lương cơ bản năm.