SMT là gì? Những ưu điểm khi sử dụng công nghệ SMT
SMT là từ viết tắt của Surface Mount Technology là công nghệ hiện đại mới trong chuyên ngành linh kiện Pick Up gắp các linh kiện ra khỏi vị trí đặc biệt và đặt linh kiện vào vị trí cần đặt trên bản mạch in.
- Công nghệ VAR là gì? Những tình huống được VAR can thiệp
- MPS là gì? Tổng quát kiến thức về MPS cần nắm rõ
Nếu bạn hoạt động trong lĩnh vực linh kiện thì chắc chắn bạn sẽ hiểu được SMT là gì? Nhưng vẫn còn nhiều bạn còn chưa hiểu định nghĩa này là gì để nắm rõ hơn chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để nắm rõ hơn về định nghĩa này.
SMT là gì?
SMT là từ viết tắt của Surface Mount Technology đây là một công nghệ hàn linh kiện để bề mặt. SMT chính là phương pháp gắn các linh kiện điện tử trên bề mặt bo mạch PCB. Các linh kiện điện tử được dành riêng cho các công nghệ này được viết tắt là SMD. Đây là loại linh kiện dán trên bề mặt của các mạch in sử dụng phổ biến trong SMT hay còn gọi là linh kiện dán.
SMT trong công nghiệp điện tử đã thay thế nhiều phần trong trong công nghệ đóng gói các linh kiện trên PCB để có để cố định được bề mặt PCB để xuyên lỗ và hàn qua chì nóng.Công nghệ SMT có mức độ tự động hóa cao không cần quá nhiều nhân lực. Và quá trình dán linh kiện sẽ bao gồm 4 bước cơ bản:
- Quét kem hàn hay còn gọi là Solder Paste trực tiếp lên bề mặt FPCB vào những vị trí cần gắn linh kiện. Dùng kem hàn qua lỗ bề mặt kim loại đặt trên FPCB để không dính vào những vị trí không mong muốn. Kem hàn có dạng bộ nhão và tính bám dính cao các thành phần thay đổi tùy vào công nghệ và đối tượng hàn. Bo mạch chuyển sang máy để gắn linh kiện.
- Gắn linh kiện đã có sự hỗ trợ của máy gắn linh kiện tự động bằng một dây chuyền hoặc vào khay theo những vị trí tương ứng được quét kem hàn. Sau khi đã được sấy khô kem hàn bằng nhiệt hoặc bằng tia UV thì FPCB sẽ được lật mặt và quá trình gắn hàn được liên tiếp thực hiện. Khi hoàn thành 2 mặt thì cần chuyển qua công đoạn sấy và công nghệ SMT cho phép gắn linh kiện 2 mặt.
- Gia nhiệt tại chính lò sấy FPCB đi qua các khu vực nhiệt sẽ có mức độ tăng dần để linh kiện có thể kích ứng ở nhiệt độ thích hợp và kem hàn được nóng chảy dán chặt linh kiện vào bề mặt FPCB sau đó được rửa sạch bằng hóa chất, dung môi và nước để vật liệu sạch sau khi hàn rồi nén để làm khô.
- Kiểm tra và sửa lỗi sản phẩm là bước cuối cùng bo mạch sẽ được trải qua một khâu kiểm tra quang học để có thể phát hiện được những sai sót hoặc lỗi của các linh kiện. Trong trường hợp cần thiết thì cần lắm thêm một số trạm để kiểm tra quang học cho dây truyền công nghệ để không xảy ra sai sót trong từng giai đoạn.
► Tìm hiểu thêm: Những thông tin tìm việc làm nhanh, hấp dẫn nhất hiện nay.
Ưu điểm khi sử dụng công nghệ SMT
SMT có nhiều điểm lợi trong quá trình tạo các linh kiện, dưới đây là những điểm lợi cơ bản:
- Có thể thao tác từ những linh kiện nhỏ.
- Tạo ra được lỗ trong quá trình chế tạo PCB.
- Quy trình lắp ráp đơn giản.
- Với những lỗi nhỏ trong quá trình đóng gói sẽ được tự động chỉnh sửa để cân bằng các vị trí cần gắn linh kiện không bị chạy và bị lệch ra khỏi vị trí chân hàn trên bo mạch.
- Có thể thao tác gắn linh kiện trên hai mặt cùng một lúc.
- Có khả năng giảm trở và kháng của nhiều lớp chì khi tiếp xúc.
- Tính năng chịu bền bỉ hơn trong quá trình bị va đập và rung lắc.
- Giá thành cho các linh kiện công nghệ SMT rẻ hơn so với những linh kiện công nghệ cùng lĩnh vực khác.
- Có hiệu ứng cao, các linh kiện sử dụng trong công nghệ hàn chì tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình dự đoán các đặc tuyến của các linh kiện.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn có thể nắm rõ được khái niệm SMT là gì. Nếu bạn đang tìm hiểu chuyên ngành này thì đừng bỏ qua những thông tin cơ bản này nhé.