Sáng chế là gì? Tiêu chuẩn để được bảo hộ sáng chế
Sáng chế là sản phẩm được con người tạo ra nhờ ứng dụng các quy luật tự nhiên. Hãy đọc bài viết này để hiểu hơn khái niệm sáng chế là gì nhé!
- Trí tuệ nhân tạo là gì? Ứng dụng trong đời sống thực tiễn
- Khuyến mãi là gì? Đặc điểm và sự khác biệt với khuyến mại
Sáng chế là gì ?
Sáng chế là sản phẩm hoặc các quy trình công nghệ được con người sáng tạo ra dựa trên nền tảng là các quy luật tự nhiên, ví dụ như việc Thomas Edison tạo ra bóng đèn điện hay James Watt sáng chế ra máy hơi nước… (Bạn cũng có thể tham khảo thêm định nghĩa sáng chế là gì trên Wikipedia TẠI ĐÂY). Thuộc tính cơ bản của sáng chế là tính kỹ thuật bởi bản thân nó thực chất là một giải pháp kỹ thuật được tạo ra từ việc ứng dụng của quy luật tự nhiên.
Rất nhiều sáng chế đã làm thay đổi cả lịch sử, mang đến những lợi ích chưa từng có cho cuộc sống của con người. Vì vậy, các sáng chế luôn nhận được sự bảo vệ xứng đáng. Người sáng chế và sản phẩm được sáng chế nào đáp ứng được đầy đủ các điều kiện cần thiết thi sẽ được Nhà nước cấp bằng độc quyền sáng chế. Đây có thể coi là sự bảo vệ tối ưu cho những người đã cống hiến “chất xám” để tạo ra những thứ chưa từng có trong lịch sử.
►►► Tìm hiểu: Tổng hợp thông tin cho các bạn đang cần tìm việc làm.
Tiêu chuẩn để được bảo hộ sáng chế
Nối tiếp phần khái niệm sáng chế là gì, chúng tôi sẽ trả lời giúp bạn câu hỏi “Sáng chế phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào để được pháp luật bảo hộ?”.
Tính mới
Một trong 3 tiêu chuẩn cần thiết để sáng chế được bảo hộ đó là nó phải tính mới. Sáng chế mới là sáng chế chưa được công khai với thế giới, chưa được sử dụng hay ghi chép lại bằng văn bản hay bất cứ hình thức nào khác trước ngày người tạo ra nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc ngày ưu tiên với trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên. Sáng chế chưa được tiết lộ ra với ai khác hoặc nếu có thì chỉ rất ít người được biết và họ phải giữ bí mật tuyệt đối về nó, không tiết lộ bất cứ thông tin gì ra bên ngoài.
Trong 1 số trường hợp, sáng chế được công khai ra bên ngoài nhưng không bị coi là mất đi tính mới:
- Sáng chế bị ai đó công bố ra bên ngoài nhưng chưa nhận được sự cho phép của người có quyền đăng ký
- Sáng chế được công bố dưới dạng báo cáo khoa học bởi người có quyền đăng ký
- Sáng chếđược người có quyền đăng ký đem ra trưng bày tại triển lãm trong nước hoặc quốc tế với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày công bố
►►► Xem thêm: Những thông tin tuyển dụng miễn phí hot nhất hiện nay.
Tính sáng tạo
Bên cạnh tính mới, các sáng chế còn phải đảm bảo được tính sáng tạo. Nếu nó không có sự sáng tạo, mới mẻ mà có dấu hiệu bắt chước hay rập khuôn từ những thứ đã có sẵn thì sẽ không đủ tiêu chuẩn để trở thành 1 sáng chế đúng nghĩa. Sáng chế phải có tính sáng tạo, mang lại cái nhìn mới lạ cho người xem và không thể quá dễ hiểu hoặc dễ tạo ra. Người sáng chế phải bảo đảm rằng những người có hiểu thức về chuyên môn thông thường không thể tạo ra sản phẩm như họ đã tạo nên.
Khả năng áp dụng công nghiệp
Ngoài tính mới và tính sáng tạo thì sáng chế còn cần có khả năng áp dụng công nghiệp nữa. Điều này có nghĩa rằng bạn có thể đem sáng chế ấy áp dụng vào việc sản xuất sản phẩm hàng loạt hay lặp đi lặp lại quá trình chế tạo chúng nhưng vẫn thu về kết quả ổn định
Trên đây là bài viết tổng hợp về khái niệm sáng chế. Bạn chắc hẳn đã hiểu rõ sáng chế là gì và các tiêu chuẩn để 1 sáng chế được pháp luật bảo hộ. Hi vọng những hiểu biết này sẽ giúp ích thật nhiều cho bạn trong công việc và cuộc sống!
►►► Khám phá: Cẩm nang nghề nghiệp hữu ích nhất cho công việc hiện nay.