RPA là gì? Xu hướng và hiệu quả đem lại từ việc tự động hóa RPA
RPA là gì? Xu hướng RPA hiện nay và những hiệu quả mà nó đem lại ra sao? Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu!
- Ted talk là gì? Liệu bạn đã biết hết về Ted talk hay chưa?
- Best regards là gì? Một vài thuật ngữ phổ biến dùng để kết thúc thư khác
RPA là gì?
RPA chính là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh (Robotic Process Automation). Đây là một khái niệm nhằm ám chỉ những rô bốt hoạt động bằng việc sử dụng chung phần mềm công cụ quy tắc với tên gọi (Rule engine) cùng với công nghệ trí tuệ nhân tạo “AI“. Mục đích chính của việc lập trình này là dần thay thế cho những công nhân viên làm việc bàn giấy.
Hiện tại, khái niệm RPA đang được ứng dụng dưới nhiều hình thức khác nhau. Và có thể kể ra:
- Nghĩa rộng: Nó là một sự cải cách tổng thể của “tiện ích công nghệ rule engine và công nghệ nhân tạo AI”
- Nghĩa hẹp: Đây chính là “hoạt động dựa vào công nghệ có tên rule engine nhưng sẽ không có công nghệ nhân tạo AI”
Tại Nhật Bản, trong những công cụ hay còn gọi là Office Robot/ WinDirector – Nó là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển từ tập đoàn NTT. Hiện tại, nó đang thâu tóm gần như phần lớn thị phần của mảng này.
Nguồn gốc của RPA xuất hiện từ đâu?
Câu trả lời có lẽ không đâu khác mà chính là Nhật Bản. Cái nôi của những công nghệ tân tiến hàng đầu trên thế giới. Được biết Robotic Process Automation đã bắt đầu được ứng dụng tại Nhật Bản lần đầu từ những năm 2016. Chỉ 1 năm sau (2017), nó bất ngờ tạo được tiếng vang lớn nhờ sự đơn giản và hiệu quả chóng mặt trong công việc.
Hiện nay, cùng với những công nghệ trí tuệ nhân tạo AI và IoT, giải pháp này vươn mình trở thành một trong số những từ IT cực kỳ thông dụng mà bất kỳ ai cũng đã từng ít nhất một lần được nghe qua.
Một số rô bốt sử dụng phần mềm này còn được nghiên cứu một cách tỉ mỉ nhằm nhân cách hóa để trở thành những “công nhân kỹ thuật số” hay “lao động kỹ thuật số” (đây chính là những lao động tri thức ảo). Nó thường là những công việc có tính chất tư duy logic cố định.
► KHÁM PHÁ: Thông tin những ngành nghề hiện nay để có những kiến thức bổ ích
Hiệu quả từ xu hướng lập trình RPA
Để có thể giúp các bạn hình dung một cách dễ dàng hiểu hơn về Robotic Process Automation thì dưới đây là một ví dụ điển hình minh họa cho việc tự động hóa khối lượng công việc back office.
Tất cả diễn ra từ giai đoạn tiếp nhận yêu cầu đến khi hoàn thành việc lắp đặt máy sưởi từ một cửa hàng điện dân dụng:
- Phía bên trái của màn hình là sổ của quản lý đưa ra yêu cầu lắp đặt máy sưởi đã được thu nhận thông qua hệ thống của tổng đài.
- Bên phải của màn hình là những yêu cầu từ khách hàng được gửi trực tiếp tới nhân viên phụ trách việc lắp đặt.
Các bước công việc của RPA gồm những gì?
- Sao chép đầy đủ họ tên cũng như số điện thoại từ sổ của quản lý bên phía màn hình trái và đưa trực tiếp vào bản yêu cầu ở phía bên phải.
- Tiếp đến nó sẽ mở ứng dụng bản đồ, và tiến hành việc tra cứu địa chỉ của khách hàng, xác định chính xác phạm vi, tiếp đến chuyển thành file ảnh và đưa trực tiếp vào bản yêu cầu nằm bên phải.
- Thiết lập tên của bản yêu cầu chính là mã tiếp nhận trong sổ của quản lý và ghi lại.
Cứ như vậy lặp lại những chuỗi công việc này một cách cố định với tất cả những đơn tiếp nhận từ sổ quản lý. Đã có những thử nghiệm được đưa ra và kết quả là tốc độ xử lý của RPA nhanh hơn gấp 3 lần tốc độ xử lý của con người.
Thêm nữa, nếu như con người chỉ có thể làm việc trong khoảng 8 tiếng mỗi ngày thì việc lập trình Robotic Process Automation có thể làm nhiều hơn như thế gấp từ 3 đến 4 lần. Tức là liên tục trong khoảng 24 giờ. Do vậy, nếu như nó có thể làm nhanh hơn gấp 3 lần, cộng với số giờ làm việc cũng gấp 3 lần thì chỉ với một phép tính đơn giản.
Bài viết trên đây chắc hẳn đã giúp bạn hoàn toàn có thể thấy được rõ hơn khái niệm RPA là gì cũng như năng suất làm việc cao gấp từ 9 lần so với mỗi người và nó có thể thay thế cho khoảng 9 lao động. Đây thực sự là một giải pháp tuyệt vời trong cuộc sống công nghệ 4.0 ngày nay.
► KHÁM PHÁ: Những thông tin việc làm hấp dẫn tại: news.timviec.com.vn