Ransomware là gì? Cách chống bị phần mềm virus ransomware hiệu quả
Ransomware là gì? Làm thế nào để có thể phòng chống việc bị tấn công bởi mã độc ransomware hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau
Ransomware là gì?
Ransomware được hiểu là các dạng phần mềm gián điệp, phần mềm tống tiền. Những công cụ này có một tác dụng chính đó là ngăn chặn người dùng truy cập, sử dụng hệ thống các file tài liệu trên những dòng máy tính khác nhau. Những phần mềm độc hại này thường yêu cầu các nạn nhân sẽ phải chuyển một khoản tiền vào tài khoản của hacker nếu muốn lấy lại các thông tin dữ liệu. Hoặc đôi khi chỉ là được mở quyền truy cập máy tính.
Cái giá mà những nạn nhân đã bị nhiễm mã độc ransomware hiện nay cũng rất đa dạng. Trung bình, mức phí mà bạn sẽ phải chuyển cho các tin tặc sẽ ở mức 500 – 600$. Tuy nhiên, cũng sẽ có những trường hợp mà bạn phải chuyển tới hàng ngàn $ cho hacker để chuộc lại các thông tin dữ liệu. Tuy nhiên, khả năng để lấy lại được thông tin cá nhân trong máy tính của bạn không phải là 100%.
Xem thêm: Malware là gì? Cách bảo vệ máy tính không bị tấn công phát tán malware
Có những dạng ransomware nào
Encrypting ransomware – phần mềm độc hại có mã hóa
Đây là hình thức rất phổ biến của các tin tặc hiện nay sử dụng. Sau khi đột nhập vào máy tính của bạn thành công, encrypting ransomware sẽ tự động kết nối với server của tin tặc nhằm tạo ra 2 chìa khóa nhất định. Trong đó, một chìa khóa sẽ do các đối tượng tin tặc nắm giữ để giải mã các file.
Sau khi mã hóa, phần mềm này sẽ hiển thị một thông báo trên máy tính yêu cầu bạn phải trả tiền chuộc để lấy lại các thông tin cá nhân. Thậm chí, nhiều kẻ tấn công còn tạo áp lực bằng cách yêu cầu nạn nhân chuyển tiền chuộc trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu chậm trả tiền, khóa giải mã sẽ bị phá hủy.
Ransomware không mã hóa (Non-encrypting)
Non-encrypting ransomware là những dạng phần mềm tuy không mã hóa các file tài liệu của nạn nhân. Tuy nhiên, các công cụ này sẽ chiếm quyền, chặn người dùng khỏi các thiết bị mà họ đang sử dụng. Khi máy tính bị nhiễm virus non-encrypting ransomware thì bạn sẽ không thể thực hiện được bất cứ thao tác nào trên máy tính. Cùng với đó, màn hình sẽ xuất hiện hướng dẫn cách thanh toán tiền chuộc để được lấy lại quyền sử dụng thiết bị của mình.
Leakware (Doxware)
Một số loại ransomware đe dọa công khai dữ liệu của nạn nhân lên mạng nếu không chịu trả tiền chuộc. Nhiều người có thói quen lưu trữ các file nhạy cảm hoặc ảnh cá nhân ở máy tính nên sẽ không tránh khỏi việc hoảng loạn, cố gắng trả tiền chuộc cho hacker. Loại ransomware này thường được gọi là leakware hoặc doxware.
Phần mềm ransomware xâm nhập vào máy tính như thế nào
Những nguyên nhân có thể khiến cho máy tính của bạn có nguy cơ nhiễm ransomware có thể kể tới:
- Sử dụng các phần mềm máy tính dưới dạng crack, không rõ nguồn gốc
- Click vào các file, đường link đính kèm trong email không rõ nguồn gốc
- Click vào các quảng cáo đã được cài sẵn mã độc
- Truy cập vào các website giả mạo …..
Cách thức hoạt động của ransomware là gì?
Khi đã phá bỏ được các lớp bảo vệ trong máy tính của người dùng, các ứng dụng độc hại sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Khóa màn hình máy tính, hiển thị thông báo máy tính đã bị chiếm quyền.
- Mã hóa bất kỳ file tài liệu nào mà phần mềm có thể tìm được.
Nếu như không may bạn bị khóa màn hình, bạn sẽ không thể thực hiện được bất cứ thao tác nào ngoài trừ việc khởi động mà hình. Bên cạnh đó, bạn sẽ nhận được thông báo hướng dẫn cụ thể về việc chuyển tiền chuộc cho hacker để có thể lấy lại thông tin cá nhân của riêng mình. Còn với việc bị mã hóa các file tài liệu khác nhau, bạn sẽ khó có thể thực hiện bất cứ các thao tác nào với file đó.
Bên cạnh đó, có những phần mềm ransomware hoạt động với cách thức giống các phần mềm anti virus khác nhau. Tuy nhiên, đây lại là những phần mềm bảo mật giả mạo để có thể đánh lừa người dùng rằng máy tính của họ đã được bảo mật thông tin một cách an toàn. Từ đó có thể dễ dàng đánh cắp dữ liệu mà người dùng không hề biết.
Các phương pháp ẩn mình phổ biến của virus ransomware
- Detection: Cơ chế này giúp cho phần mềm độc hại trốn tránh được bất cứ sự chú ý nào của các chuyên gia an ninh mạng thông qua việc từ chối thực thi lệnh hoặc từ chối giải nén các file bất kỳ. Điều này sẽ ngăn chặn việc tạo chữ ký bảo mật cho máy tính.
- Timing: Phần lớn các chương trình diệt virus hiện nay chỉ liên tục kiểm tra các mối đe dọa, cảnh báo trong quá trình máy tính được khởi động. Nhưng một số chương trình gắn mã độc hiện nay đã có thể tự vô hiệu hóa trong quá trình máy tính được bật và chỉ triển khai sau khi người dùng khởi động lại máy hoặc tắt chế độ quét virus
- Communication: Khi các ứng dụng ransom thực hiện việc đánh cắp dữ liệu, chúng có thể làm lộ địa chỉ IP cụ thể để lưu trữ máy chủ C&C. Các chương trình diệt virus phổ biến hiện nay có thể dựa vào yếu tố này để ngăn chặn giao tiếp. Tuy nhiên, nếu hacker thay đổi địa chỉ máy chủ C&C thì ứng dụng vẫn sẽ hoạt động được như bình thường.
- False Operation: Một chương trình giả mạo được tạo khéo léo có lẽ là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất về việc máy tính bị nhiễm phần mềm độc hại. Chúng đặc biệt nguy hiểm đối với người dùng PC không có nhiều kỹ năng và, trong khi hoạt động như một giao diện người dùng thân thiện, nó có thể cho phép một loạt các thực thể độc hại truy cập vào hệ thống.
Xem thêm: Fake IP là gì? Cách làm giả IP đơn giản với mọi trình duyệt
Cách phòng chống việc bị nhiễm ransomware trên máy tính
Để tránh việc bị nhiễm ransomware, bạn có thể thực hiện theo các cách sau:
- Không mở các đường link, file đính kèm từ những email không rõ danh tính.
- Đảm bảo cập nhật các phiên bản diệt virus mới nhất một cách thường xuyên
- Thường xuyên sao lưu dữ liệu ra các thiết bị nhớ rời
- Bật tính năng System Protection (System Restore) cho tất cả các ổ đĩa
Trên đây là chi tiết về ransomware là gì. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động cũng như cách phòng tránh việc bị tấn công bởi các phần mềm tống tiền độc hại này