Quy định bảo hiểm xã hội: NLĐ được đóng một lần cho thời gian thiếu [UPDATE]
Quy định bảo hiểm xã hội của pháp luật cho phép NLĐ đủ tuổi về hưu được đóng bảo hiểm một lần cho thời gian còn thiếu để hưởng chế độ.
Đối với NLĐ đóng BHXH bắt buộc
- NLĐ đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu mà thời gian đóng BHXH bắt buộc còn thiếu tối đa 06 tháng thì NLĐ được lựa chọn đóng một lần cho số tháng còn thiếu.
- Mức đóng hằng tháng bằng tổng mức đóng của NLĐ và NSDLĐ theo mức tiền lương tháng đóng BHXH trước khi nghỉ việc vào quỹ hưu trí và tử tuất để hưởng lương hưu.
- NLĐ được hưởng lương hưu tại tháng đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu và đã đóng đủ BHXH cho số tháng còn thiếu.
Xem thêm: Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Cách tính tiền thất nghiệp chuẩn nhất
Đối với NLĐ đóng BHXH tự nguyện
Trường hợp thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng):
NLĐ được đóng một lần cho những năm còn thiếu cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu nếu NLĐ tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định.
– Mức đóng:
Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định trên được tính bằng tổng mức đóng của các tháng còn thiếu, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.
– Thời điểm hưởng:
NLĐ tham gia BHXH tự nguyện đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định trên để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền cho những năm còn thiếu.
Trường hợp thời gian đóng BHXH còn thiếu trên 10 năm:
– NLĐ tham gia BHXH đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đóng BHXH còn thiếu trên 10 năm thì có thể chọn tiếp tục đóng BHXH tự nguyện theo một trong các phương thức đóng BHXH tự nguyện theo quy định cho đến khi thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu.
– Cụ thể, NLĐ có thể chọn 1 trong các phương thức đóng BHXH tự nguyện sau đây:
- Đóng hằng tháng;
- Đóng 03 tháng một lần;
- Đóng 06 tháng một lần;
- Đóng 12 tháng một lần;
- Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần.
(Theo Khoản 2 Điều 6, Điều 9, Khoản 4 Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015).
► Xem thêm: Sổ bảo hiểm xã hội: 4 vấn đề lưu ý người lao động cần biết
Triển Khai ứng dụng đóng bảo hiểm xã hội số qua ứng dụng
Công văn của BHXH Việt Nam cho biết, VssID là ứng dụng trên nền tảng thiết bị di động của BHXH Việt Nam đã được cung cấp trên Google Play cho thiết bị sử dụng hệ điều hành Android, AppStore và thiết bị sử dụng hệ điều hành IOS của Apple.
Ứng dụng này giúp thiết lập kênh giao tiếp và tạo điều kiện cho người tham gia BHXH, BHYT tiếp cận thông tin, thực hiện các dịch vụ công một cách tiện lợi, dễ dàng, nhanh chóng nhất, từng bước thực hiện việc thay thế sổ BHXH, thẻ BHYT giấy như hiện nay.
Nhằm đẩy mạnh ứng dụng VssID trong phạm vi cả nước, BHXH Việt Nam yêu cầu, Giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam khẩn trương phổ biến, quán triệt và yêu cầu 100% công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị đăng ký tài khoản giao dịch điện tử theo hướng dẫn tại Công văn số 2659/BHXH-CNTT ngày 21/8/2020 của BHXH Việt Nam.
Đồng thời, thực hiện việc cài đặt và sử dụng ứng dụng VssID trên thiết bị di động của mỗi cá nhân; đánh giá, tham gia góp ý về ứng dụng VssID được cung cấp trên Google Play và AppStore (hoàn thành trước ngày 30/11/2020); tuyên truyền, giải đáp, hỗ trợ cài đặt và hướng dẫn sử dụng VssID cho các thành viên trong gia đình, người thân, bạn bè, người tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp thuộc các doanh nghiệp, cơ sở y tế, tổ chức, đơn vị được giao phụ trách.
Toàn Ngành khẩn trương triển khai đồng bộ các giải pháp cụ thể, linh hoạt, thiết thực với quyết tâm chính trị cao nhất để hỗ trợ, hướng dẫn người dân đăng ký giao dịch điện tử cá nhân với cơ quan BHXH và sử dụng VssID. Trong đó, Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ kê khai để cấp tài khoản giao dịch điện tử cá nhân; đảm bảo các điều kiện để sẵn sàng hỗ trợ, hướng dẫn người dân khai thác, sử dụng ứng dụng VssID.
Giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp chỉ đạo Phòng Truyền thông và Phát triển đối tượng chủ trì xây dựng kế hoạch truyền thông, phối hợp với các phòng nghiệp vụ trong đơn vị và các đại lý thu, đơn vị, tổ chức có liên quan để bố trí các bàn đăng ký di động tại các khu công nghiệp, các nơi đông dân cư, các đơn vị sử dụng lao động có nhiều người tham gia, các cơ sở khám chữa bệnh BHYT… để hỗ trợ kê khai và thực hiện xác nhận nhân thân của người đăng ký giao dịch điện tử với cơ quan BHXH, hỗ trợ người dân đăng ký cài đặt và hướng dẫn sử dụng ứng dụng VssID.
Đồng thời, phổ biến, tập huấn cho cán bộ phụ trách BHXH của đơn vị, đại lý thu BHXH, BHYT để giới thiệu về các tính năng, tiện ích đối với người tham gia và hướng dẫn người tham gia đến đăng ký giao dịch điện tử với cơ quan BHXH.
Công văn số 3717/BHXH-CNTT nêu rõ, bộ phận tiếp nhận hồ sơ tại BHXH cấp tỉnh và BHXH cấp quận, huyện thuộc tỉnh bố trí cán bộ tiếp nhận hồ sơ đăng ký giao dịch điện tử với cơ quan BHXH từ người đăng ký, thực hiện ngay việc phê duyệt cấp tài khoản và hỗ trợ, hướng dẫn người đăng ký cài đặt, sử dụng ứng dụng VssID.
Song song với đó, phổ biến, giới thiệu, hướng dẫn cho đại lý thu, cán bộ phụ trách công tác BHXH của đơn vị về tính năng, tiện ích của ứng dụng VssID để hỗ trợ người dân đăng ký giao dịch điện tử với cơ quan BHXH.
BHXH các tỉnh, thành phố thực hiện thông báo bằng văn bản với Sở Y tế và các cơ sở khám chữa bệnh BHYT trên địa bàn về việc Bộ Y tế và BHXH Việt Nam thống nhất thí điểm sử dụng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID.
Theo đó, người tham gia BHYT tại 10 tỉnh (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Phú Yên, Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum) bị ảnh hưởng nặng nề của đợt bão lũ vừa qua có thể sử dụng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID khi đi KCB BHYT thay cho thẻ BHYT giấy; bố trí cán bộ thường trực đường dây nóng để xử lý ngay các trường hợp phát sinh, đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT…
Tổng Hợp