Procurement Manager là gì? Mô tả cụ thể công việc quản lý mua hàng
Procurement Manager có nghĩa là chức danh quản lý mua hàng trong các doanh nghiệp. Để rõ hơn công việc của Procurement Manager là gì? Vai trò của chức vụ này cũng như cơ hội việc làm, hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu về nghề Procurement Manager

Procurement Manager là gì?
Thuật ngữ Procurement Manager được hiểu là vị trí Quản lý mua hàng trong các doanh nghiệp, công ty hiện nay. Cụm từ này được ghép bởi hai từ “Procurement” mang nghĩa là “thu mua” và “Manager” có nghĩa là “quản lý”. Khi ghép lại với nhau nó trở thành cách gọi của một vị trí chức vụ thuộc khối quản lý.
Vị trí công việc này rất phổ biến tại các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, nhà hàng, khách sạn. Người làm cồng việc này sẽ chịu trách nhiệm giám sát, theo dõi các nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào cho quy trình sản xuất. Đây được xem là một khâu then chốt có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và giá thành của sản phẩm nên được các công ty rất coi trọng.
Ngoài ra các Procurement Manager còn đứng ra thương lượng giá cả với bên đối tác, quản lý chi tiêu nguyên vật liệu mà còn quản lý mua sắm trang thiết bị dùng cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Tham khảo – [Giải mã] Interpreter là gì? Hiểu đúng nhất về công việc phiên dịch viên
Phân biệt thuật ngữ Procurement với Sourcing và Purchasing
Khái niệm Procurement thường bị hiểu nhầm với một vài thuật ngữ khác trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là Sourcing và Purchasing. Tuy nhiên, những khái niệm này này về bản chất khác nhau, cách phân biệt như sau:
- Sự khác nhau giữa Sourcing và Procurement Manager
Sourcing trong tiếng Anh được hiểu theo nghĩa chuẩn là tìm kiếm nguồn hàng. Người làm công việc Sourcing có trách nhiệm tìm kiếm, đánh giá và lên danh sách các đối tác tiềm năng cho công ty. Đây chỉ là một khâu nhỏ trong quá trình mua hàng và hỗ trợ cho việc mua hàng thuận lợi hơn.
Trong khi Procurement là thu mua hàng hóa. Công việc của các Procurement Manager sẽ dựa trên danh sách do người tìm kiếm nguồn hàng cung cấp (cũng có khi họ kiêm luôn vai trò Sourcing) để xem xét và lựa chọn đối tác cung ứng phù hợp nhất với công ty. Bên cạnh việc lựa chọn đối tác cung ứng, người Quản lý mua hàng còn kiêm nhiệm nhiều công việc khác có liên quan đến các khâu và bộ phận mua hàng.
- Sự khác nhau giữa Purchasing với Procurement Manager
Purchasing tuy cũng được hiểu là mua hàng nhưng mang nghĩa hẹp hơn so với Procurement. Nói một cách đơn giản, Purchasing dùng để chỉ người thực hiện công việc mua về một loại hàng hóa và dịch vụ nào đó cho doanh nghiệp. Như vậy Purchasing chỉ là một khâu nhỏ nằm trong chuỗi quy trình mua hàng lớn gọi là Procurement. Người Quản lý mua hàng (Procurement Manager) có vai trò và nhiệm vụ lớn hơn nhiều so với nhân viên Purchasing.
Mô tả công việc của Procurement Manager

Công việc của Procurement Manager
Để hiểu rõ hơn về vị trí quản lý mua hàng thì chúng ta cùng đi vào tìm hiểu các công việc cụ thể của vị trí nghề nghiệp này nha! Công việc của các Procurement Manager bao gồm:
- Lên ý tưởng, xây dựng kế hoạch về việc mua hàng cho doanh nghiệp
- Luôn đảm bảo được sự ổn định của hoạt động mua hàng
- Tìm kiếm các nguồn hàng mới, chất lượng, giá thành hợp lý cho doanh nghiệp
- Tìm kiến, nghiên cứu, thu thập các nguồn thông tin, đánh giá tính hiệu quả của các nhà cung ứng hàng hóa trên thị trường. Từ đó, giúp công ty có thể lựa chọn được những đối tác phù hợp nhất
- Thương lượng trực tiếp với bên đối tác những điều khoản về số lượng, nguyên liệu, giá thành
- Tìm cách đàm phán hợp đồng mua hàng để đại diện công ty ký kết
- Xây dựng kế hoạch về các buổi đấu thầu để lựa chọn các nhà cung ứng phù hợp
- Trực tiếp kiểm tra, giám sát các nguồn hàng được cung ứng của đối tác về các mặt: số lượng, thời gian giao hàng, chất lượng, căn cứ theo các thỏa thuận đã được ký kết trong hợp đồng
- Tiến hành khiếu nại đối tác khi có sự cố về nguyên liệu xảy ra không theo đúng thỏa thuận
- Kiểm kê hàng hóa khi giao nhận, quản lý các mặt hàng tồn kho để đảm bảo quy trình sản xuất được duy trì ổn định
Có thể thấy được rằng công việc, trách nhiệm mà các quản lý mua hàng cần làm rất vất vả. Tuy nhiên, cơ hội thăng tiến khi hoàn thành tốt nhiệm vụ của họ rất cao. Vì vậy, vị trí công việc được rất nhiều người đặt làm mục tiêu của mình.
Xem thêm: Hạng mục là gì? Vai trò của hạng mục công trình với doanh nghiệp
Những kỹ năng của một Procurement Manager
Những yếu tố, kỹ năng cần có ở một Procurement Manager giỏi bao gồm:
- Kỹ năng thương lượng
Kỹ năng thương lượng tốt sẽ quyết định lợi ích mà công ty có được trong hợp đồng mua bán sản phẩm. Đây gần như cũng là tiêu chí đánh giá độ hiệu quả của một Procurement Manager.
- Kỹ năng quản lý rủi ro
Kỹ năng quản lý rủi ro giúp người Quản lý mua hàng có tầm nhìn xa trông rộng. Nhờ có kỹ năng này, Quản lý mua hàng có thể xem xét về giá cả của nhà cung ứng trong sự đối chiếu với điều kiện của công ty để cân nhắc rủi ro, qua đó đưa ra lựa chọn đối tác phù hợp.
- Kỹ năng quản lý tài chính
Tất nhiên một quản lý thu mua cần có kỹ năng quản lý tài chính tốt. Định lượng ngân sách cần thiết cho việc thua mua nguyên vật liệu, sản phẩm. Ra quyết định cuối cùng đi đến ký kết hợp đồng thu mua.
- Kỹ năng lãnh đạo
Muốn cho công việc được trôi chảy và hiệu quả, Procurement Manager cần phải có kỹ năng lãnh đạo tốt. Kỹ năng này giúp người Quản lý mua hàng tạo ra được sự kết nối, đoàn kết và tương tác hiệu quả giữa các nhân viên.
- Kỹ năng phân tích thị trường
Tất cả những phân tích sẽ giúp Procurement Manager đưa ra các quyết định thu mua sản phẩm một cách chuẩn xác và mang lại lợi nhuận lớn nhất cho công ty.
Cách tìm kiếm việc làm Procurement Manager
Trên thị trường việc làm hiện nay, vị trí công việc quản lý mua hàng có rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn, không khó để tìm kiếm. Bạn chỉ cần đáp ứng được năng lực chuyên môn, các kỹ năng cần thiết sẽ có thể trở thành một Procurement Manager như mong muốn.

Để tìm kiếm thông tin tuyển dụng, bạn có thể truy cập các website tìm việc làm uy tín hiện nay. Trên thị trường một trong những website tìm việc uy tín, chất lượng bạn có thể tham khảo Timviec.com.vn. Tại đây, có nhiều vị trí việc làm liên quan bạn có thể tham khảo, lựa chọn.
Xem thêm: Performance Marketing là gì? Cách sử dụng hiệu quả qua tiếp thị liên kết
Thông qua bài viết trên, chúng tôi đã giúp các bạn hiểu hơn về công việc Procurement Manager là gì? Để biết thêm nhiều thông tin hấp dẫn bổ ích về các ngành nghề, công việc liên quan đến lĩnh vực kinh doanh.

E-Recruitment là gì? Tìm hiểu về khái quát ý nghĩa E-Recruitment
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 31-05-2023, 11:50E-Recruitment là một phương pháp tuyển dụng ngày càng phổ biến trong thời gian gần đây, mang đến sự linh hoạt cho cả nhà tuyển dụng và ứng viên trong việc thích ứng với sự tiến bộ khoa học công nghệ và sự biến đổi trong thị trường lao động. Vậy E-Recruitment là gì và...

Cách tạo file PDF từ file Word, Excel, Powerpoin đơn giản dễ dàng
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 30-05-2023, 10:27Định dạng file PDF hiện nay rất phổ biến với tính năng bảo mật mạnh mẽ và phù hợp. Do đó, nếu bạn muốn lưu trữ hoặc chia sẻ thông tin và dữ liệu với mọi người, tạo file PDF là một lựa chọn tốt. Nếu bạn chưa biết cách thực hiện, hãy tham khảo...

Tìm hiểu khái quát về ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 29-05-2023, 16:14Trong khối ngành công nghệ có một ngành nghề được coi là khá khó, đó là ngành công nghệ kỹ thuật điện điện tử. Đối với ngành này thường không "lỗi mốt", cơ hội nghề nghiệp trong tương lai còn khá "hot". Tuy nhiên, ngành Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử là gì...

Physical Evidence là gì? Tác động của nó đến Trải nghiệm Khách hàng
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 27-05-2023, 11:07Khác với mô hình 4P Marketing, mô hình Marketing mix 7P là phiên bản cải tiến mới nhất gồm 3 nâng cấp mới: Process, People và Physical Evidence. Trong đó, Physical Evidence hiện nay được rất nhiều doanh nghiệp chú trọng. Vậy Physical Evidence là gì? Tác động của nó đến Trải nghiệm Khách hàng...

Associate Director là gì? Trách nhiệm của Associate Director
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 26-05-2023, 15:31Trong các tổ chức kinh doanh hay các donah nghiệp quy mô lớn, vai trò của Associate Director là không thể thiếu. Đây là một chức vị quản lý cấp cao, có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Vậy trách nhiệm của Associate Director là gì?...

Kỹ thuật là gì và tầm quan trọng của kỹ thuật hiện nay?
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 25-05-2023, 14:48" Kỹ Thuật " là một khái niệm không hề xa lạ đối với chúng ta. Nó được nhắc tới trong hầu hết các ngành nghề khác nhau. Nhưng mà không phải ai cũng hiểu đúng và chính xác " kỹ thuật là gì ". Vậy hãy cùng Nes.timviec tìm hiểu về thuật ngữ này...

Service charge là gì? Những điều cần biết về service charge
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 24-05-2023, 11:59Trong ngành dịch vụ, bạn có thể đã nghe đến thuật ngữ "service charge" nhiều lần. Tuy nhiên, có rất nhiều người vẫn còn mơ hồ về ý nghĩa và cách hoạt động của service charge. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm Service charge là gì và những điều...

Chief executive là gì? Tổng quan về vai trò và trách nhiệm của CEO
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 23-05-2023, 11:09Chief Executive Officer (CEO) là vị trí quản lý cấp cao nhất trong một tổ chức hay doanh nghiệp. CEO có trách nhiệm lãnh đạo và điều hành toàn bộ hoạt động của công ty, đảm bảo sự phát triển và thành công của tổ chức trong tương lai. Trong bài viết này, chúng ta...

Mã nguồn là gì? Tổng hợp đầy đủ kiến thức về mã nguồn
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 22-05-2023, 10:50Đối với những người mới bắt đầu khám phá thế giới lập trình rộng lớn và đa dạng ngôn ngữ, câu hỏi cơ bản và quan trọng nhất mà họ cần hiểu là "Mã nguồn là gì?". Mặc dù nhiều người có thể dễ dàng trả lời câu hỏi này, nhưng cũng có nhiều người...
Management là gì? Vai trò, kỹ năng của một Manager cần có?
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 19-05-2023, 10:44Management là một khái niệm không còn quá xa lạ trong môi trường công ty và doanh nghiệp. Nó được coi là một hoạt động cốt lõi để định hướng và thúc đẩy sự phát triển của một công ty, doanh nghiệp hoặc một ngành nghề cụ thể. Vậy, Management là gì và kỹ năng...