Người cư trú là gì? Những điều cần biết về luật cho người cư trú
Người cư trú là người sinh sống ổn định không có thời hạn ở một địa chỉ nhất định. Việc tìm hiểu người cư trú là gì và các vấn đề về luật sẽ rất giúp ích cho bạn.
- Bị can là gì? Điểm khác biệt giữa bị can và bị cáo?
- Kinh phí công đoàn là gì? Những điều cần biết về phí công đoàn!
Người cư trú là gì?
Người cư trú có thể hiểu là những cá nhân thường xuyên sinh sống một cách ổn định với điều kiện đã tuân thủ việc đăng kí thường trú theo quy định của pháp luật cư trú. Do đó, những người cư trú chủ yếu sẽ thuộc các trường hợp như:
- Tổ chức tín dụng..
- Tổ chức kinh tế
- Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang đang hoạt động trên đất nước Việt Nam Các cơ quan đại diện lãnh sự, đại diện ngoại giao của người Việt tại nước ngoài.
- Công dân Việt Nam đang cư trú tại Việt Nam và công dân Việt Nam cư trú tại nước ngoài không quá 12 tháng.
- Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam với thời hạn từ 12 tháng trở lên.
- Chi nhánh của các tổ chức kinh tế nước ngoài đặt tại Việt Nam.
Tại sao cần phải xác định các cá nhân cư trú tại Việt Nam?
Việc phải xác định đâu là các cá nhân đủ điều kiện theo luật cư trú của Việt Nam là điều đặc biệt quan trọng, nhất là với những người đang theo học hoặc làm việc tại các vị trí thuộc chuyên ngành kế toán. Việc có thể xác định được một cá nhân cư trú theo các quy định pháp luật sẽ giúp cho công việc quản lý tài sản của các cơ quan chức năng có thẩm quyền được vận hành một cách dễ dàng hơn.
Ngoài ra, dựa vào các quy định khác nhau của luật tạm trú và luật cư trú, các vấn đề liên quan tới thuế thu nhập cá nhân của người Việt Nam hoặc người nước ngoài đang làm việc và sinh sống tại Việt Nam sẽ trở nên hiệu quả hơn rất nhiều.
Cách xác định các cá nhân cư trú và không cư trú tại Việt Nam.
Để xác định được các cá nhân có phải là người cư trú tại Việt Nam hay không, pháp luật đã có những quy định rất rõ ràng trong điều 1 thông tư 111/2013/TT-BTC được bộ tài chính ban hành. Trong đó bao gồm:
Điều kiện mà người cư trú tại Việt Nam cần đáp ứng
Để một người được coi là người cư trú tại Việt Nam, bạn cần đáp ứng những điều kiện như sau:
- Hiện diện tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên và thời hạn là một năm dương lịch. Ngày đến và ngày rời khỏi Việt Nam của bạn sẽ được tính làm 1.
- Có nơi ở thường xuyên trên lãnh thổ Việt Nam, đảm bảo tuân thủ đúng quy định về luật cư trú của pháp luật Việt Nam hoặc nhà được thuê để sinh sống tại Việt Nam theo quy định về nhà ở của pháp luật Việt Nam. Trong đó, hợp đồng thuê nhà phải đủ 183 ngày trở lên.
- Còn đối với các cá nhân không cư trú thì cách xác định cũng rất đơn giản. Họ chính là những người không đáp ứng được các yêu cầu trên.
► Tham khảo thêm: Những thông tin việc làm nhanh hiện nay để có định hướng nghề nghiệp tốt nhất cho tương lai.
Cách xác định thu nhập chịu thuế của người cư trú
Do tầm quan trọng của việc xác định được đâu là người cư trú hợp pháp rất quan trọng nên cách thức xác định thu nhập chịu thuế cũng có những yêu cầu đặc thù của nó như sau:
- Với những cá nhân cư trú theo quy định tại luật cư trú: mức thu nhập mà cá nhân chịu thuế là khoản phát sinh mà không có sự phân biệt nhất định về nơi nhận, nơi trả thu nhập cho cá nhân. Và cách tính thuế lúc này sẽ giống như cách tính thuế thu nhập cho chính công dân Việt Nam.
- Đối với các cá nhân không thuộc trường hợp cư trú mà chỉ đang tạm trú theo quy định của luật tạm trú. Thu nhập chịu thuế là khoản tiền phát sinh ở Việt Nam của cá nhân đó. Khoản tiền này cũng không có sự phân biệt khác nhau về nơi trả, nơi nhận thu nhập.
- Các cá nhân là người ngoại quốc đang sinh sống tại Việt Nam những không thuộc diện người cư trú thì sẽ phải chịu thuế TNCN với mức thuế suất 20%. Và các doanh nghiệp khi trả lương cho lao động tạm trú tại Việt Nam theo quy định của luật tạm trú cũng phải khấu trừ thuế thu nhập với tỷ lệ 20% theo quy định pháp luật.
Do đó, công thức xác định thu nhập chịu thuế có thể tính như sau:
Thuế TNCN cần nộp = thu nhập chịu thuế X 20%
Trong đó:
- Thu nhập chịu thuế: các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương của cá nhân tạm trú sẽ được tính tương đương với thu nhập chịu thuế của các cá nhân thuộc diện cư trú tại Việt Nam theo luật định.
Điểm khác biệt giữa cư trú/ thường trú/ tạm trú và lưu trú.
Bên cạnh khái niệm người cư trú, hiện nay vẫn còn nhiều khái niệm khác nhau như: thường trú, tạm trú cũng như lưu trú. Và 4 khái niệm này đã khiến không ít người nhầm lẫn với nhau. Vậy, điểm khác biệt giữa các khái niệm này ở những điểm này.
Người cư trú có thể hiểu là một chỗ ở hợp pháp mà một người lựa chọn để sinh sống một cách cố định. Trong đó, chỗ ở hợp pháp đó chính là nhà ở hoặc các phương tiện được công dân sử dụng để sinh sống. Nơi ở hợp pháp của người cư trú có thể thuộc quyền sở hữu của chính họ hoặc sở hữu của một bên thứ ba được cho thuê, mượn hoặc ở nhờ.
Bên cạnh đó, các khái niệm còn lại có thể hiểu đơn giản như sau:
Tạm trú
Là một địa chỉ sinh sống của công dân ngoài nơi đăng kí thường trú. Địa chỉ này đã được công an cơ sở như: xã, phường, thị trấn chấp thuận yêu cầu đăng kí.
Điều kiện để được đăng kí tạm trú đó là: những công dân đang sinh sống, làm việc tại địa phương tuy nhiên không nằm trong diện thường trú ở nơi đó thì cần phải tới cơ quan công an địa phương làm thủ tục đăng kí tạm trú.
Thường trú
Đây chính là nơi công dân sinh sống một cách thường xuyên, ổn định và không giới hạn thời gian thì được gọi là nơi ở thường trú.
Và điều kiện để đăng kí thường trú hiện cũng rất đơn giản: Các công dân có chỗ ở hợp pháp tại đâu thì sẽ đăng kí thường trú với cơ quan công an tại địa phương của mình. Ngoài ra, nếu nơi ở của công dân là do điều kiện thuê thì cần có sự đồng ý của chủ nhà qua văn bản.
Lưu trú
Lưu trú là việc một công dân sinh sống tại một địa điểm nào đó trong một thời gian nhất định. Và nếu muốn đăng kí lưu trú thì công dân cần thông báo với cơ quan chính quyền trước 23 giờ để cơ quan công an có thể nắm rõ được tình hình lưu trú của người dân tại khu vực.
Như vậy, qua một vài thông tin trên, bạn không chỉ hiểu rõ cư trú là gì mà còn có thêm được những khái niệm khác xung quanh nó.
► Tham khảo thêm: Các tin tức tìm việc hot nhất hiện nay để nắm bắt cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.