Nghỉ việc trong thời gian thử việc có cần báo trước?

Nếu nghỉ việc trong thời gian thử việc, lao động có cần báo trước với doanh nghiệp để có thể tiến hành thủ tục thôi việc. 

Người lao động phải thử việc trong bao lâu?

Theo quy định tại Điều 25 Bộ luật Lao động năm 2019, thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc.

Nghỉ việc trong thời gian thử việc có cần báo trước? - Ảnh 1
Người lao động phải thử việc trong bao lâu?

Tùy theo tính chất công việc, thời gian thử việc của lao động có thể lên tới:

  • Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp;
  • Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác;
  • Không quá 30 ngày đối với công việc cần trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
  • Không quá 60 ngày đối với công việc cần trình độ từ cao đẳng trở lên;

Nếu như so sánh với quy định hiện hành, bộ luật lao động 2019 đã bổ sung thêm hoạt động thử việc việc đối với nhân sự quản lý doanh nghiệp hiện không quá 180 ngày.

Và doanh nghiệp cũng chỉ được phép thử việc đối với nhân sự trong thời gian nêu trên. Nếu như yêu cầu thử sức quá thời gian trên, doanh nghiệp sẽ bị  phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng và phải trả đủ 100% lương cho người lao động (theo điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định 28/2020/NĐ-CP).

Xem thêm: Sẽ đuổi việc lao động ngay lập tức nếu nghỉ việc 5 ngày liên tiếp

Nghỉ trong thời gian thử việc, người lao động có cần báo trước?

Điều 27 BLLĐ năm 2019 nêu rõ:

Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Vì thế, nếu lao động muốn nghỉ việc thì hoàn toàn có quyền hủy bỏ hợp đồng làm việc mà không cần báo trước.

Nội dung này được BLLĐ năm 2019 kế thừa từ khoản 2 Điều 29 BLLĐ năm 2012. Từ ngày 01/01/2021, người lao động nghỉ việc trong thời gian thử việc sẽ không cần báo trước cho người lao động biết.

Nghỉ việc trong thời gian thử việc có cần báo trước? - Ảnh 2
Người lao động có cần báo trước khi nghỉ việc?

Cùng với đó, người sử dụng lao động cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc mà không cần báo trước nếu nhân sự đang trong thời gian thực việc.

Đặc biệt, nếu người lao động tự ý nghỉ việc trong thời gian thử việc sẽ không cần phải bồi thường cho người sử dụng lao động. Trong đó, quy định của luật lao động 2012 chỉ đề cập tới việc bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu của hai bên đã thỏa thuận.

Xem thêm: Quy trình sa thải nhân viên 2021 đúng cách: Update luật lao động

Tóm lại, từ năm 2021, người lao động tự ý nghỉ việc không cần báo trước cho người sử dụng lao động biết.


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.