Nghề ngoại giao là gì? Làm thế nào để trở thành nhà ngoại giao giỏi?
Mặc gì chỉ biết đến tên ngành nghề nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ nghề ngoại giao là gì? Nhiệm vụ công việc như thế nào mà luôn gặp những nhân vật có tầm cỡ? Cùng nhau tìm hiểu rõ hơn ở bài viết sau nhé!
Nghề ngoại giao là gì?
Nghề ngoại giao là nghề được đại diện cho một nhóm hoặc một quốc gia cụ thể thực hiện công việc thương lượng, đàm phán với bên còn lại, thường được đề cập đến ngoại giao quốc tế. Thông qua việc hòa giải và can thiệp của các nhà ngoại giao về các vấn đề liên quan đến: Du lịch, kinh tế, chiến tranh,….hướng đến hòa bình.
Xem thêm: Quan hệ quốc tế là ngành gì? Cơ hội nghề nghiệp trong tương lai
Bằng khả năng ứng biến và xử trí nhanh nhẹn, các nhà ngoại giao sẽ đàm phán để giành được thuận lợi, theo hình cách cư xử nhẹ nhàng, lịch thiệp, đặc biệt không đối đầu. Thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của chính sách đối ngoại, dựa trên dân tộc, lợi ích quốc gia, luật pháp quốc tế.
Nhà ngoại giao làm gì?
Dưới đây là những nhiệm vụ cơ bản của nhà ngoại giao:
Xem thêm: Tất tần tật về ngành Kinh tế đối ngoại. Mức lương cơ bản có thể đạt bao nhiêu con số?
- Thực hiện soạn thảo công văn, văn kiện ngoại giao
- Tiến hành thông tin tuyên truyền đối ngoại
- Trực tiếp tham gia đàm phán ngoại giao
- Nghiên cứu tình hình thế giới, tình hình các nước để đưa ra những đề xuất, đóng góp ý kiến vào chiến lược ngoại giao chung của đất nước
- Tiến hành các công tác: Tham quan, thăm hỏi, chia buồn, chúc mừng,….
- Thực hiện công tác lãnh sự để bảo vệ quyền lợi cho người dân định cư ở nước ngoài
- …..
Ngoài ra, còn tùy thuộc vào vị trí và chức năng, nhà ngoại giao sẽ thực hiện các công việc khác nhau, cụ thể:
Tại lãnh sự quán
- Gồm có tổng lãnh sự, phó lãnh sự và lãnh sự với nhiệm vụ:
- Thực hiện thúc đẩy mối quan hệ thương mại
- Bảo vệ các quyền lợi cho kiều dân
- Thực hiện giải quyết các tranh chấp liên quan đến thương quyền, thương mại
- Nghiên cứu tình hình của nước sở tại
Tại đại sứ quán
Gồm các chức danh với nhiệm vụ cụ thể:
- Đại sứ quán: Đây là đại diện cao nhất của Nhà nước và Chính phủ, với trách nhiệm quan tâm đến sự phát triển về mối quan hệ của nước nhà với nước sở tại. Thực hiện chỉ huy các bộ phận trong đại sứ quán
- Bí thư thứ nhất: Chịu trách nhiệm một phần công việc của đại sứ quán như: Lễ tân, lãnh sự,….
- Bí thư thứ hai: Có trách nhiệm hỗ trợ bí thư thứ nhất và tham tán, thực hiện hiện công việc tại một phòng hoặc một bộ phận
- Bí thư thứ ba: Người sẽ hỗ trợ cho bí thư thứ nhất, bí thư thứ hai hoặc tham tán
- Tuỳ viên: Thường là những người cán bộ ngoại giao mới ra trường và làm trợ lý tại các bộ phận như văn hóa, chính trị, báo chí,….Có đặc quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao
=> Đặc biệt, hiện nay ngoài làm việc trong các bộ, ban, ngành, chính quyền địa phương, nhà nước các bạn trẻ có thể làm việc tại các doanh nghiệp. Do đó, việc làm rất rộng mở, với nhiều cơ hội đa dạng để lựa chọn. ·
Mức lương trong nghề ngoại giao bao nhiêu?
Mức thu nhập trong nghề ngoại giao có thể thấp hoặc cao tùy thuộc vào quy mô nơi bạn ứng tuyển và trình độ sẽ có sự chênh lệch khác nhau. Theo khảo sát, mức lương trung bình sẽ dao động:
Xem thêm: Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc Đại Sứ Quán: 4 nhóm câu hỏi thường gặp
- Đối với người mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm: 6 – 7 triệu đồng/ tháng
- Đã có từ 1 – 2 năm kinh nghiệm: 10 – 15 triệu đồng/tháng
- Có từ 3 năm kinh nghiệm trở lên: 15 – 20 triệu đồng/tháng
- Có thâm niên làm việc lâu năm: Thu nhập có thể lên đến 20 triệu đồng/tháng
=> Được đánh giá là có mức thu nhập khá ổn định và cao so với các ngành nghề khác. Để cải tiến mức lương của mình bạn hãy dành thời gian để tìm tòi học hỏi và có lộ trình phát triển rèn luyện để có được thu nhập tương đương với khả năng làm việc của mình.
Làm thế nào để trở thành nhà ngoại giao giỏi?
Để có thể theo đuổi được ngành nghề này và trở thành một cán bộ ngoại giao giỏi bạn cần phải tham gia thi tuyển công chức dựa trên sự hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
Điều kiện
- Có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt
- Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp
- Có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ
- Có đơn dự tuyển
- Có lý lịch rõ ràng
- Đáp ứng các yêu cầu khác của vị trí dự tuyển
Hình thức thi
Gồm có 2 vòng với 3 chuyên ngành là Luật quốc tế, Kinh tế quốc tế, Quan hệ quốc tế. Với ngoại ngữ phổ thông: Trung Quốc, Anh, Pháp,….:
- Vòng 1: Thi trắc nghiệm kiến thức chung như: Ngoại ngữ, tin học văn phòng
- Vòng 2: Thi 2 phần gồm:
Phần 1 (Thi viết)
Thi viết về kiến thức chuyên ngành trong vòng 180 phút và bài viết ngoại ngữ chuyên ngành đối ngoại trong vòng 180 phút
Phần 2 (Phỏng vấn)
Thực hiện bốc thăm 2 câu hỏi về chuyên ngành gồm: 1 câu là về Tiếng Việt, 1 câu bằng tiếng dự thi. Sau đó chuẩn bị trong vòng 15 phút trước khi phỏng vấn và mỗi câu trung bình sẽ trả lời trong 30 phút.
=> Kết quả cuộc thi: Tổng điểm 2 phần thi lấy từ cao xuống thấp
Trên đây là những thông tin cơ về nghề ngoại giao là gì? Nhiệm vụ công việc như thế nào? News.timviec mong rằng bạn đã có thêm những thông tin bổ ích để đưa ra quyết định có nên theo đuổi công việc này không? Đây là vị trí hứa hẹn nhiều cơ hội tốt vì vậy đừng bỏ lỡ nhé. Chúc bạn thành công!