Tất tần tật về ngành Kinh tế đối ngoại. Mức lương cơ bản có thể đạt bao nhiêu con số?
Hiện nay, khi mà các quốc gia đang tiến hành giai đoạn hội nhập, nhu cầu về sự giao thương quốc tế diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Trong bối cảnh này, ngành kinh tế đối ngoại liền trở nên phổ biến và cần thiết hơn bao giờ hết. Đó cũng là lí do khiến cho những năm trở về đây, số lượng thí sinh đăng ký tham gia tuyển sinh ngày này tăng đột biến. Vậy kinh tế đối ngoại đến cùng là gì, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.
Ngành kinh tế đối ngoại là gì?
Kinh tế đối ngoại, tên tiếng Anh là International Economics là ngành học nghiên cứu về những hoạt động trao đổi và giao thương kinh tế giữa các quốc gia, các vùng lãnh thổ khác nhau. Đồng thời tìm hiểu về tình hình thương mại quốc tế. Cụ thể hơn, ngành học này chủ yếu tập trung nghiên cứu về những vấn đề kinh tế cũng như chính trị liên quan đến thương mại quốc tế và tài chính quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Xem thêm: Ngành kinh tế quốc tế nên theo học trường nào để có thu nhập tốt
Ngành kinh tế đối ngoại học những gì?
Chương trình đào tạo
Như đã phân tích ở trên, kinh tế đối ngoại tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến những hoạt động giao thương kinh tế giữa các quốc gia, thế nên ngành kinh tế đối ngoại sẽ mang đến cho sinh viên những kiến thức về:
- Giao dịch thương mại quốc tế
- Tài chính và thanh toán quốc tế
- Đàm phán giữa các quốc gia để tiến tới ký kết hợp đồng mua bán quốc tế
- Các vấn đề về quan hệ kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế
- Năng lực ngoại ngữ để dễ dàng tiếp thu kiến thức và nghiên cứu
Một số môn học thường thấy
- Toán cao cấp
- Kinh tế vi mô và vĩ mô
- Kinh tế lượng
- Tài chính và tiền tệ
- Thanh toán quốc tế
- Quan hệ kinh tế quốc tế
- Đầu tư nước ngoài
Cơ hội việc làm của Ngành kinh tế đối ngoại
Một số vị trí công việc
Sinh viên tốt nghiệp khi ra trường sẽ có rất nhiều lợi thế về ngoại ngữ, dĩ nhiên, các sinh viên cũng sẽ được trang bị nguồn kiến thức chuyên sâu và đầy đủ. Tùy theo sở thích và khả năng của từng người, các bạn có thể lựa chọn một trong những công việc sau:
– Chuyên gia nghiên cứu, giảng dạy các lĩnh vực liên quan đến kinh tế đối ngoại (tại các trung tâm tư nhân hoặc các trường đại học, cao đẳng)
– Chuyên viên hoạch định chính sách (tại các bộ phận Kinh tế đối ngoại và hợp tác quốc tế của các đơn vị liên quan đến kinh doanh quốc tế)
– Chuyên viên phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu xử lý quá trình thanh toán, vận chuyển, bảo hiểm….(tại các doanh nghiệp nước ngoài)
– Chuyên viên phòng kinh doanh chịu trách nhiệm thương lượng và đàm phán
Mức lương trong của ứng viên khi theo học ngành KTĐN
So với các ngành nghề liên quan đến kinh tế khác thì mức lương ngành Kinh tế đối ngoại hiện nay được xem là khá cao và hấp dẫn.
- Đối với sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc sẽ có mức lương khởi điểm từ 6-8 triệu/tháng
- Đối với những người có năng lực và kinh nghiệm mức lương sẽ cao hơn: Từ 8-10 triệu/tháng, thậm chí là 15-20 triệu đối với cấp quản lý.
Các tố chất cần có khi theo đuổi ngành Kinh tế đối ngoại
Đầu tiên, bạn nên có niềm đam mê sâu sắc với lĩnh vực kinh tế và hội nhập
Có tinh thần học hỏi, chủ động tiếp thu
Có sự kiên trì bền bỉ và không ngừng cố gắng
Dĩ nhiên trong bất kể ngành nghề nào cũng nên kèm theo khả năng linh hoạt trong mọi tình huống và sáng tạo
Xem thêm: Học kinh doanh quốc tế ra làm gì? Triển vọng nghề nghiệp thế nào?
Những kiến thức và vấn đề trong kinh tế đối ngoại luôn luôn thay đổi theo sự chuyển biến không ngừng của nền kinh tế thế giới. Vì vậy bạn cần trang bị cho mình sự sáng tạo cùng khả năng thích ứng nhanh với những biến đổi trong ngành này.
Những trường đại học uy tín đào tạo Ngành Kinh tế đối ngoại
– Học viện Chính sách và Phát triển: Điểm chuẩn năm 2018: 25.4 (A00); 24.9 (A01, D01, D07); 23.85 (D02, D04); 24.7 (D03); 23.95 (D06)
– Đại học Ngoại Thương: Điểm chuẩn 22.75
– Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM): Năm 2019: 25.70
Mã ngành và khối thi
– Mã ngành Kinh tế đối ngoại: 7310106
– Các tổ hợp môn xét tuyển gồm:
- A00: Toán, Vật lí, Hóa học
- A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
- D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
- D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
- D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
- D04: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung
- D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật
- D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
Đối với những bạn có niềm đam mê với ngành nghề đồng thời lại có khả năng ngoại ngữ thì Ngành Kinh tế đối ngoại chính là một lựa chọn chính xác. Tuy nhiên, vẫn còn kha khá những vấn đề cần quan tâm đến, thế nên bài viết này chính là một bước đệm giúp các bạn có thể tìm hiểu và có hướng đi thích hợp cho tương lai. Hy vọng bài viết này sẽ có ích với các bạn, chúc các bạn thành công với lựa chọn của mình.