Marketplace là gì? Cách kinh doanh online trên marketplace hiệu quả
Marketplace được hiểu là kinh doanh theo kiểu thương mại điện tử trên nền tảng internet. Để rõ hơn khái niệm Marketplace là gì? Cùng News.timviec giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu khái niệm Marketplace
Marketplace là gì?
Marketplace là nơi cho phép người bán có thể thuê một vị trí phù hợp, để xúc tiến các hoạt động như trưng bày, giới thiệu, mua bán sản phẩm… Nói cách khác, Marketplace chính là “chợ ảo” – nơi người bán và người mua cùng truy cập vào một website để mua – bán hàng hóa.
Bạn có thể dễ dàng gặp hình thức kinh doanh này thông qua các sàn thương mại điện tử phổ biến hiện nay như: Tiki, Lazada, Shopee, Sendo,… Không dừng lại ở đó, mô hình này còn lan rộng sang các nền tảng mạng xã hội nổi tiếng khác như: Facebook, Zalo,…
Xem thêm: [Đánh giá] Tiki Corporation: Chế độ đãi ngộ nhân viên có như mong đợi?
Public e-marketplace là gì?
Public e-marketplace có nghĩa là thị trường thương mại điện tử chung hoặc thị trường thương mại điện tử công cộng, trong đó:
- Thị trường thương mại điện tử chung: là một hình thức thương mại điện tử hợp tác hay các sàn giao dịch. Tại Việt Nam, hình thức này vẫn chưa có sự phát triển lớn mạnh.
- Thị trường TMĐT công cộng: Là thị trường điện tử B2B, thường sẽ được quản lý bởi một bên thứ 3 hay một nhóm các công ty bán.
Phân loại các kiểu Marketplace
Khi đã nắm được khái niệm Marketplace là gì, chúng ta sẽ có thể biết cách phân loại các kiểu mô hình này hiện nay.
Theo đối tác kinh doanh
Phân loại theo đối tác kinh doanh thì có thể sẽ là những cá nhân hoặc doanh nghiệp. gồm 2 hình thức phổ biến là C2C marketplace và B2C Marketplace, cụ thể:
- C2C Marketplace là mô hình kinh doanh kết hợp giữa các cá nhân, hộ doanh nghiệp với các cá nhân, người tiêu dùng thông qua sàn giao dịch trực tuyến.
- B2C Marketplace là mô hình kinh doanh trên Marketplace có sự kết hợp với doanh nghiệp. nhà cung cấp đến với người tiêu dùng.
Theo sản phẩm
- Marketplace dọc: được hiểu là hình thức Marketplace cung cấp các sản phẩm cùng chủng loại từ nhiều nhà cung cấp.
- Marketplace ngang: là hình thức Marketplace cung cấp các loại sản phẩm khác nhau tuy nhiên vẫn có các đặc điểm tương đồng như cùng ngành hàng, đặc điểm sản phẩm giống nhau…
- Marketplace hỗn hợp: là hình thức Marketplace cung cấp nhiều loại sản phẩm khác nhau ở tất cả các ngành hàng.
Ưu nhược điểm khi kinh doanh trên Marketplace
Ưu điểm
Khi kinh doanh trên mô hình marketplace người bán hàng sẽ được hưởng những quyền lợi nhất định, cụ thể gồm:
- Tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng bởi lượng truy cập người truy cập các sàn thương mại điện tử trực tuyến ngày càng gia tăng
- Người bán có thể tiết kiệm được tối đa các chi phí để marketing, vận chuyển hay quản lý cửa hàng
- Mô hình “chợ ảo” thường rất uy tín, người bán sẽ được hưởng lợi tạo niềm tin cho khách hàng khi bán các sản phẩm tại đây
Nhược điểm
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích khi kinh doanh trên mô hình “chợ ảo” trực tuyến mang lại cùng tồn tại nhiều vấn đề mà người bán hàng cần lưu ý:
- Khi bán hàng trên Marketplace, người bán sẽ buộc phải chịu một khoản phí hoa hồng cho bên cung cấp Marketplace
- Có nhiều đối thủ cạnh tranh với cùng một dòng sản phẩm
- Khó có thể sử dụng những thông tin khách hàng cho các chiến dịch marketing bởi dữ klieeuj này được lưu trữ trên Marketplace
Tìm hiểu thêm: Kinh nghiệm kinh doanh bán hàng ký gửi online để tiền đẻ ra tiền
Giải pháp kinh doanh hiệu quả
Hiện nay, Marketplace là một kênh bán hàng trực tuyến tiềm nằn đối với những người kinh doanh có vốn hạn hẹp. Tuy vậy, đi kèm với những lợi ích thì người kinh doanh cũng sẽ phải chịu sự phụ thuộc vào một bên thứ ba, điều này sẽ khiến bạn khó có thể định hướng phát triển kinh doanh. Vì vậy, bạn nên xây dựng cho mình những kênh bán hàng phụ bên cạnh việc sử dụng Marketplace.
Việc kinh doanh online hay offline muốn thành cần thì người kinh doanh cần phải xác định được kênh bán hàng muốn tập trung là gì? Hạn chế sử dụng các kênh bán hàng trên nền tảng “chợ ảo” làm kênh bán hàng chính bởi nó sẽ hạn chế sự phát triển của các bạn. Hãy xây dựng cho mình một kênh bán hàng riêng, sử dụng các hình thức marketing để có thông tin khác hàng.
Sau khi khách hàng đã truy cập vào website, bạn sẽ thu thập được các dữ liệu quan trọng (bằng cách sử dụng dữ liệu truy cập lịch sử, form đăng ký nhận bản tin, lịch sử đơn hàng,…) để phối hợp với các hình thức Remarketing (tiếp thị lại) như Email Marketing, Facebook Ads, Google Ads,… nhằm tăng hiệu quả kinh doanh.
Tham khảo – Flash sale là gì? Sự thật về chiến lược bán hàng online hàng đầu
Qua bài viết trên, News.timviec.com.vn đã giải đáp đầy đủ những vấn đề liên quan đến khái niệm Marketplace là gì? Hi vọng rằng những thông tin trên đã đem lại những kiến thức hữu ích nhất đến độc giả. Nếu có bất kì thắc mắc gì liên quan đến Marketplace các bạn có thể liên hệ qua địa chỉ email: [email protected] để được giải đáp nhé!