Mã pin là gì? Một số điều cần biết về mã pin trong cuộc sống hiện nay
Mã PIN là gì? Bạn đã hiểu hết tất cả công dụng của mã PIN trong cuộc sống chưa? Để trả lời câu hỏi trên chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.
- Check in là gì? Những khái niệm bạn nên biết về check in
- Check out là gì? Một số kiến thức cơ bản về check out bạn nên biết
Mã pin là gì? Tìm hiểu về mã pin
Mã pin là một dãy số định danh hay nhận dạng cá thể, nó chính là từ viết tắt của một cụm từ tiếng Anh là “Personal Identification Number”. Khi người dùng bắt đầu sử dụng hay tham gia vào một nền tảng ứng dụng hoặc dịch vụ bất kỳ, thì chương trình đó sẽ cần cái gì đó để bắt đầu nhận diện được cá thể chủ sử dụng và mã pin sẽ giải quyết trong trường hợp này.
Ngoài công dụng như một mã số nhận diện, mã PIN là lớp bảo vệ đầu tiên giúp bạn có thể phòng trừ cũng như giảm thiểu nguy cơ từ việc sử dụng hay truy cập dịch vụ một cách trái phép nhằm chiếm đoạt tài sản, lừa đảo bạn.
Hiện tại, mã pin có thể được tin dùng trong một số những lĩnh lực khác nhau như: Wifi, điện thoại di động, thẻ ngân hàng ATM, thẻ tín dụng…. trong mỗi một trường hợp thì mã pin sẽ có tác dụng riêng biệt. Chính bởi thế các bạn cũng nên tìm hiểu một cách tường tận hơn về loại mã này.
►►► Tham khảo: Những thông tin việc làm hiện nay để có định hướng nghề nghiệp tốt nhất.
Một số loại mã pin thường thấy hiện nay
Mã pin thẻ ATM
Đối với mã pin của thẻ ATM, đây chính là lớp mật khẩu dùng để xác thực người sử dụng khi có bất kì một thao tác truy cập nào vào tài khoản với thẻ ATM, điển hình như là việc rút tiền tại cây ATM, hay quẹt chế độ POS. Mã pin từ thẻ ATM có khả năng giúp bạn ngăn ngừa, giảm thiểu việc chiếm đoạt quyền sử dụng một cách bất hợp pháp từ thẻ ATM của bất kỳ một cá nhân hay tổ chức đơn vị nào đó.
Mã pin điện thoại
Mã pin điện thoại có thể hiểu một cách đơn giản nó là một loại mã nhằm bảo mật thông tin cho sim điện thoại của bạn. Mã pin điện thoại sẽ bao gồm 4 con số do nhà mạng đã để mặc định ngay từ thời điểm ban đầu bạn sử dụng, tuy nhiên bạn vẫn có quyền giữ nguyên hay chỉnh sửa loại mã pin này trong thời gian sử dụng để tiện cho việc ghi nhớ.
Một số mã PIN mặc định cung cấp từ nhà mạng gồm:
- SIM Viettel: bạn nhập 0000.
- SIM Vinaphone: mặc định mã PIN là 1234.
- SIM Mobifone: mã PIN là 1111 hoặc với trường hợp sim 4G thì nhập 0000.
Nếu bạn vượt quá số lần nhập mã PIN, SIM của bạn sẽ bị khóa. Lúc đó sẽ có loại mã khác được yêu cầu nhập vào đó là mã PUK. Để có được mã này, người dùng buộc phải gọi lên tổng đài. Nếu nhập sai mã PUK quá 9 lần sẽ hỏng SIM hoàn toàn. Kể cả khi làm lại SIM thì bạn bắt buộc vẫn phải nhập mã PUK.
Tham khảo số trung tâm của các nhà mạng dưới đây:
Tổng đài Mobifone: 9090
- Mobifone miền Bắc: liên hệ 0904.144.144.
- Mobifone miền Trung: gọi tới 0905.144.144.
- Mobifone miền Nam: hotline 0908.144.144.
- Mobifone Cần Thơ: số tổng đài 0939.144.144.
Tổng đài Vinaphone: 9191
- Vinaphone miền Bắc: hotline 0912481111.
- Vinaphone miền Nam: gọi đến số 0918681111.
- Vinaphone miền Trung: hỗ trợ khách hàng qua 0914181111.
Tổng đài Viettel: 198
- Viettel miền Bắc: hotline 0989.198.198.
- Viettel miền Nam: số tổng đài 0983.198.198.
Mã pin wifi
Theo tìm hiểu thì mã pin Wifi hay còn được biết tới với tên gọi là mã pin WPS, một từ viết tắt của cụm từ “Wi-Fi Protected Setup”. Đối với mã pin Wifi được xem là một loại mã cực kỳ quan trọng dùng để thiết lập những kết nối mạng không dây đơn giản và nhanh chóng những cũng không kém phần an toàn cho chủ sử dụng.
Ở gian đoạn trước khi những thiết lập về mạng Wifi bạn vẫn sẽ phải phụ thuộc vào những nhân tố như Username cũng như Password, thế nhưng hiện tại chỉ cần có mã WPS thì bạn đã có thể dễ dàng thiết lập một cách đơn giản và vô cùng tiện lợi.
Hi vọng với những kiến thức đã cung cấp trong bài viết này cuộc sống lẫn công việc của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn. Chúc bạn may mắn!
►►► Xem thêm: Các cẩm nang nghề nghiệp mới nhất hiện nay.