Kế toán thanh toán là gì? Mô tả công việc kế toán thanh toán là gì?

Kế toán thanh toán là một phần của kế toán công nợ nhưng thực chất mô tả công việc kế toán thanh toán cũng có những đặc điểm riêng biệt. Bài viết này của Tìm Việc sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc xung quanh vị trí kế toán này!

Không phức tạp, khó khăn như những vị trí kế toán có tính tổng hợp cao hay nhiều yếu tố công việc, kế toán thanh toán (KTTT) là một phần nhỏ của kế toán công nợ. Vị trí này chủ yếu đảm bảo tình hình thanh toán các khoản nợ, thu – chi cho các công ty doanh nghiệp.

Để hiểu rõ hơn về công việc của vị trí kế toán này, chúng ta cùng đi tìm hiểu các khái niệm liên quan và công việc cụ thể của kế toán làm công việc thanh toán trong các doanh nghiệp.

Kế toán thanh toán là gì?

KTTT là dùng những kiến thức chuyên ngành, các phương pháp kế toán và năng lực, kinh nghiệm để lập các chứng từ thu chi, theo dõi giám sát tình hình thu – chi tài chính trong doanh nghiệp rồi làm báo cáo lên cấp trên.

Nhiều người dễ nhầm lẫn giữa công việc kế toán thanh toán và kế toán công nợ nhưng thực chất, một bên là thanh toán, thu chi, một bên là theo dõi tình hình công nợ, hối thúc công nợ phải thu và xin ý kiến, ký duyệt xuất quỹ thanh toán công nợ trả. Hai công việc khác nhau nhưng lại có mối liên hệ mật thiết với nhau.

Kế toán thanh toán là gì? Mô tả công việc kế toán thanh toán là gì? - Ảnh 1
Kế toán làm việc thanh toán tiền mặt có gắn bó mật thiết với kế toán công nợ

Mô tả công việc kế toán thanh toán

Không ít người ban đầu khi bắt đầu làm việc luôn mơ hồ về mô tả công việc kế toán thanh toán, họ không biết kế toán thanh toán làm gì hay có những vai trò, nhiệm vụ gì. Công việc của KTTT có gắn bó mật thiết với kế toán công nợ nên nhiều người thường nhầm lẫn giữa công việc của hai vị trí kế toán này. Tuy nhiên, công việc cụ thể của KTTT lại có những đặc điểm riêng biệt sau:

  • Thu nhận hợp đồng tài chính, từ các bộ phận khách hàng và công ty
  • Kiểm tra hợp đồng rõ ràng, cẩn thận trước khi thực hiện thanh toán tài chính
  • Đối với những hợp đồng mới, thêm mã khách hàng và nhà cung cấp để đảm bảo tính chuẩn xác của hợp đồng thanh toán trước khi thực hiện thủ tục thanh toán
  • Vào mã hợp đồng của khách hàng trên phần mềm kế toán để theo dõi chi tiết, sát sao hơn
  • Kiểm tra, xác nhận hóa đơn bán hàng, giấy tờ chứng từ thanh toán cần thiết của khách hàng và nhà cung cấp
  • Theo dõi chi tiết tình hình công nợ dựa trên các hợp đồng và nguyên tắc bán hàng đã ký với khách hàng, kiểm tra số lượng hàng hóa, giấy tờ chứng từ mà khách hàng đã ký về thời hạn thanh toán cũng như hạn mức tín dụng quy định trong hợp đồng
  • Sát sao tình hình công nợ theo các chứng từ, hóa đơn phát sinh trong thời gian còn hạn thanh toán, nếu công nợ vượt quá hạn thì kết hợp cùng kế toán công nợ có phương hướng giải quyết kịp thời
  • Theo dõi công nợ của các đối tác dựa trên chứng từ phát sinh, hạnh thanh toán, tiền nợ quá hạn… để báo cáo với các bộ phận có liên quan và các lãnh đạo cấp trên
Kế toán thanh toán là gì? Mô tả công việc kế toán thanh toán là gì? - Ảnh 2
Mô tả công việc kế toán thanh toán
  • Phải giữ mối liên hệ thường xuyên với các bộ phận có liên quan trong hợp đồng, khách hàng để giải quyết vấn đề ngay khi có phát sinh
  • Theo dõi các hợp đồng mua bán hàng hóa, quy trình thực hiện và kết quả thực hiện của các hợp đồng
  • Theo dõi sát sao tình hình thanh toán tài chính của khách hàng, khi nhận tiền thanh toán từ khách hàng phải phân loại rõ theo các khoản nợ trong hợp đồng cũng như hóa đơn bán hàng
  • Kết hợp với kế toán công nợ đôn đốc các khoản nợ cần phải thu, cân nhắc các khoản nợ cần phải trả
  • Lập bút toán, xác nhận công nợ đối với khách hàng, đối tác và chi nhánh của các công ty
  • Lập báo cáo về các công nợ để trình lên lãnh đạo

Kỹ năng cần có để trở thành kế toán giỏi

Công việc của KTTT chỉ là một mảng nhỏ trong những công việc kế toán mà nhân viên kế toán phải làm, dù không phức tạp, rối rắm nhưng nó cũng có những yêu cầu nhất định để bạn có thể xử lý công việc được một cách trơn tru nhất.

Kế toán thanh toán là gì? Mô tả công việc kế toán thanh toán là gì? - Ảnh 3
Quy trình kế toán thanh toán

KTTT cần có những kỹ năng sau để có thể trở thành một nhân viên kế toán giỏi, được việc, nhanh nhẹn, nhận được sự tin yêu của bạn bè, đồng nghiệp.

  • Nắm chắc kiến thức chuyên môn: Không chỉ cần trang bị cho bản thân kiến thức chuyên môn nền tảng từ trên ghế nhà trường mà KTTT còn có nghiệp vụ kế toán thanh toán vững chắc, nắm được quy trình kế toán thanh toán tiền mặt để có thể xử lý được mọi yêu cầu trong công việc.
  • Cẩn trọng, tỉ mỉ, có trách nhiệm trong công việc: Đức tính này giúp bạn có thể làm việc được chính xác và cẩn trọng nhất, thu được hiệu quả cao trong công việc. Hơn nữa, khi bạn có trách nhiệm với công việc, bạn sẽ hoàn thành nó bằng cái tâm tốt nhất có thể.
  • Yêu nghề, đam mê với công việc: Nếu so sánh giữa một người đam mê công việc và một người đi làm chỉ cho có thì chắc chắn hiệu quả của người yêu việc sẽ bỏ xa hàng nghìn km so với người “làm cho có”. Chính vì vậy, bạn muốn làm tốt được công việc, trước tiên bạn phải yêu nó, hiểu nó và muốn gắn bó với nó, như vậy mới có thể thành công được.

➣➣ Tham khảo thêm: Kế toán doanh thu là gì? Để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì cần gì?

Hà Thu


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.