Hợp đồng dân sự là gì và các hình thức hợp đồng dân sự thường gặp

Hợp đồng dân sự là gì? Đây là một văn bản khá thường gặp, chúng ta có thể hiểu cơ bản hợp đồng dân sự là thỏa thuận về việc thay đổi, chấm dứt… quyền/nghĩa vụ dân sự.

Hợp đồng dân sự cụ thể là gì?

Hợp đồng dân sự có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau:

  • Nó có thể lý giải là một giao dịch dân sự mà các bên liên quan có sự thỏa thuận và thống nhất với nhau để xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự cho nhau
  • Hợp đồng dân sự cũng được định nghĩa là một loại quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi quy phạm pháp luật dân sự và thể hiện dưới một hình thức nhất định
  • Định nghĩa phổ biến nhất về hợp đồng đó là sự thoả thuận giữa các bên liên quan về việc xác lập/thay đổi/chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự
Hợp đồng dân sự là gì và các hình thức hợp đồng dân sự thường gặp - Ảnh 1
Hợp đồng dân sự là gì?

► Xem thêm mẫu hợp đồng lao động chuẩn nhất cho mọi ngành nghề

Hình thức của hợp đồng dân sự là gì?

Tiếp nối phần định nghĩa hợp đồng dân sự, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các hình thức hợp đồng dân sự nhé! Hình thức của loại hợp đồng này cũng tương đối đa dạng, tuy nhiên nhìn chung sẽ có 3 hình thức chính là:

Hợp đồng dạng văn bản

Hình thức thường thấy nhất của hợp đồng dân sự chính là hình thức văn bản. Các bên giao dịch sẽ thống nhất với nhau về các điều khoản, về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên và những điều ấy được ghi rõ ràng, rành mạch trong hợp đồng.

► Xem thêm khái niệm hợp đồng là gì?

Hợp đồng dân sự là gì và các hình thức hợp đồng dân sự thường gặp - Ảnh 2
Hợp đồng dân sự thường được thể hiện dưới hình thức văn bản

Hợp đồng dạng lời nói

Bên cạnh hình thức hợp đồng bằng văn bản, chúng ta còn có hình thức hợp đồng dân sự bằng lời nói. Hình thức này thường chỉ áp dụng cho những giao dịch nhỏ hoặc khi 2 bên đã có sự quen biết và tin tưởng lẫn nhau. Nói chung, những đối tác làm ăn lâu năm và đáng tin cậy hoặc người trong gia đình, bạn bè thân thiết mới sử dụng hình thức hợp đồng này.

Hợp đồng dạng hành vi cụ thể

Ngoài 2 hình thức phổ biến là văn bản và lời nói thì hình thức hợp đồng thông qua hành vi cụ thể cũng được sử dụng nhiều. Hình thức hợp đồng này là gì? Chúng tôi sẽ lấy ví dụ để bạn dễ hiểu hơn!

Ví dụ: bên mua hàng và bên bán hàng đưa ra thỏa thuận nhau rằng nếu bên bán gửi thư báo giá mà bên mua không hồi đáp đồng nghĩa rằng họ đã chấp nhận mua hàng theo giá mà bên bán đưa ra ban đầu.

Tìm hiểu thêm: Mẫu hợp đồng vay tiền chuẩn nhất hiện nay

Các loại hợp đồng dân sự

Hợp đồng dân sự có thể được chia thành những loại sau:

  • Hợp đồng chính: Tự bản thân nó đã có hiệu lực, không phụ thuộc vào các loại hợp đồng khác
  • Hợp đồng phụ: Có hiệu lực nhưng phụ thuộc vào hợp đồng chính, nếu hợp đồng chính không còn hiệu lực thì hợp đồng phụ cũng trở nên vô giá trị
  • Hợp đồng có điều kiện: Nó được thực hiện khi có một sự kiện cụ thể diễn ra, ví dụ như: thay đổi, chấm dứt hay phát sinh gì đó…
  • Hợp đồng vùi lợi ích của bên thứ ba: Nó đem lại lợi ích cho bên thứ 3 chứ không phải là 2 bên đã tham gia ký kết hợp đồng

Chủ thể của hợp đồng dân sự là gì?

Chủ thể hợp đồng dân sự cũng là yếu tố quan trọng như các hình thức hợp đồng, chủ thể mà hợp đồng dân sự hướng dẫn gồm 3 thành phần:

  • Cá nhân
  • Pháp nhân
  • Hộ gia đình/hợp tác xã
Hợp đồng dân sự là gì và các hình thức hợp đồng dân sự thường gặp - Ảnh 3
Chủ thể của hợp đồng dân sự

Hiệu lực của hợp đồng dân sự

  • Với loại hợp đồng dân sự loại truyền miệng (qua lời nói) thì hiệu lực của nó là thời điểm các bên liên quan thỏa thuận các điều khoản, nội dung của hợp đồng sẽ được thực hiện trực tiếp ngay lúc đó
  • Với hợp đồng loại có chứng thực, nó sẽ có hiệu lực vào thời điểm văn bản được công chứng
  • Với hợp đồng loại không có chứng thực, nó sẽ có hiệu lực vào thời điểm các bên thực hiện việc ký kết vào văn bản

Đó là hiệu lực của hợp đồng dân sự, vậy còn khi nào chúng sẽ bị tính là vô hiệu lực? Đó là khi hợp đồng có những điều khoản trái pháp luật, phi đạo đức…; hoặc có một bên không tự nguyện; hoặc các bên tham gia không có đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự…

Một số mẫu hợp đồng dân sự

Hợp đồng dân sự được chia thành nhiều loại khác nhau, dưới đây là một vài mẫu thông dụng để bạn tham khảo:

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Bạn có thể download mẫu hợp đồng này TẠI ĐÂY

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————-

HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT

(Số: ……………./HĐCNQSDĐ,TSGLĐ)

Hôm nay, ngày ……. tháng ……. năm ….., Tại: …………………………………………………………..

Chúng tôi gồm có:

BÊN CHUYỂN NHƯỢNG (BÊN A):

Ông/bà: …………………………………….. Năm sinh: ………………………………………………………..

CMND số: …………………………. Ngày cấp………………. Nơi cấp………………………………….

Hộ khẩu: ………………………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………….. …………………………..

Điện thoại: ……………………………………………………………………………………………………………

Ông/bà: ……………………………… Năm sinh: ………………………………………………………………

CMND số: …………………………… Ngày cấp Nơi cấp ………………………………………………..

Hộ khẩu: ………………………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: ……………………………………………………………………………………………………………

Là chủ sở hữu bất động sản: ………………………………………………………………………………….

BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG (BÊN B):

Ông/bà: ……………………………… Năm sinh: ………………………………………………………………

CMND số: ………………………….. Ngày cấp………………….. Nơi cấp…………………………….

Hộ khẩu: ………………………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: ……………………………………………………………………………………………………………

Ông/bà: …………………………………….. Năm sinh: ………………………………………………………..

CMND số: …………………………………….. Ngày cấp……………… Nơi cấp ………………………

Hộ khẩu: ………………………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: ……………………………………………………………………………………………………………

Hai bên đồng ý thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo các thoả thuận sau đây:

ĐIỀU 1: QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT CHUYỂN NHƯỢNG

1.1. Quyền sử dụng đất

Quyền sử dụng đất của bên A đối với thửa đất theo cụ thể như sau:

– Thửa đất số: ……………………………………………………………………………………………………

– Tờ bản đồ số: ………………………………………………………………………………………………….

– Địa chỉ thửa đất: ……………………………………………………………………………………………….

– Diện tích: ……………………………………… m2 (Bằng chữ:…………………………………………….)

– Hình thức sử dụng: ……………………………………………………………………………………………..

+ Sử dụng riêng: ……………………………………………………………………………………. m2

+ Sử dụng chung: ………………………………………………………………………………….. m2

– Mục đích sử dụng: ………………………………………………………………………………………………

– Thời hạn sử dụng: ……………………………………………………………………………………………….

– Nguồn gốc sử dụng: …………………………………………………………………………………………

Những hạn chế về quyền sử dụng đất (nếu có): ………………………………………………..

2.2. Tài sản gắn liền với đất là: ………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………..

Giấy tờ về quyền sở hữu tài sản có: ……………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………….

ĐIỀU 2: GIÁ CHUYỂN NHƯỢNG VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

2.1. Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất nêu tại Điều 1 của Hợp đồng này là: ………………… đồng.

(Bằng chữ: ……………………………………………………………………………. đồng Việt Nam).

2.2. Phương thức thanh toán: ………………………………………………………………………………..

2.3. Việc thanh toán số tiền nêu tại khoản 1 Điều này do hai bên tự thực hiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

ĐIỀU 3: VIỆC ĐĂNG KÝ TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT VÀ LỆ PHÍ

3.1. Việc đăng ký chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật do bên A chịu trách nhiệm thực hiện.

3.2. Lệ phí liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo Hợp đồng này do bên A chịu trách nhiệm nộp.

ĐIỀU 4: VIỆC GIAO VÀ ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, ĐĂNG KÝ QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT

4.1. Bên A có nghĩa vụ giao thửa đất và tài sản gắn liền với đất nêu tại Điều 1 của Hợp đồng này cùng với giấy tờ về quyền sử dụng đất, giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho bên B vào thời điểm ……………………………………..

4.2. Bên B có nghĩa vụ thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất, đăng ký quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 5: TRÁCH NHIỆM NỘP THUẾ, LỆ PHÍ

Thuế, lệ phí liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo Hợp đồng này do bên ………………… chịu trách nhiệm nộp.

ĐIỀU 6: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

6.1. Nghĩa vụ của bên A:

a) Chuyển giao đất, tài sản gắn liền với đất cho bên B đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu, tình trạng đất và tài sản gắn liền với đất như đã thoả thuận;

b) Giao giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho bên B.

6.2. Quyền của bên A:

Bên A có quyền được nhận tiền chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; trường hợp bên B chậm trả tiền thì bên A có quyền:

a) Gia hạn để bên B hoàn thành nghĩa vụ; nếu quá thời hạn này mà nghĩa vụ vẫn chưa được hoàn thành thì theo yêu cầu của bên A, bên B vẫn phải thực hiện nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại;

b) Bên B phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán.

ĐIỀU 7: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B

7.1. Nghĩa vụ của bên B:

a) Trả đủ tiền, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thoả thuận cho bên A;

b) Đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

c) Bảo đảm quyền của người thứ ba đối với đất chuyển nhượng;

d) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đất đai.

7.2. Quyền của bên B:

a) Yêu cầu bên A giao cho mình giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất;

b) Yêu cầu bên A giao đất đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu, tình trạng đất và tài sản gắn liền với đất như đã thoả thuận;

c) Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển nhượng;

d) Được sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo đúng mục đích, đúng thời hạn.

ĐIỀU 8: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 9: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

9.1. Bên A cam đoan:

a) Những thông tin về nhân thân, về thửa đất và tài sản gắn liền với đất đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;

b) Thửa đất thuộc trường hợp được chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;

c) Tại thời điểm giao kết Hợp đồng này:

– Thửa đất và tài sản gắn liền với đất không có tranh chấp;

– Quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;

e) Thực hiện đúng và đầy đủ các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

9.2. Bên B cam đoan:

a) Những thông tin về nhân thân đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;

b) Đã xem xét kỹ, biết rõ về thửa đất và tài sản gắn liền với đất nêu tại Điều 1 của Hợp đồng này và các giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;

c) Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;

d) Thực hiện đúng và đầy đủ các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

ĐIỀU 10: ĐIỀU KHOẢN CHUNG

10.1. Hai bên hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình được thỏa thuận trong hợp đồng này.

10.2. Hai bên đã tự đọc lại hợp đồng này, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản đã ghi trong hợp đồng.

10.3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày …… tháng ……. năm …… đến ngày …… tháng ….. năm ………

Hợp đồng được lập thành ………. (………..) bản, mỗi bên giữ một bản và có giá trị như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A                       ĐẠI DIỆN BÊN B

Mẫu hợp đồng thi công xây dựng nhà ở

Bạn có thể download mẫu hợp đồng này TẠI ĐÂY

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

————–***———-

HỢP ĐỒNG THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ Ở

Hôm nay, ngày ……tháng ………năm 20…….

Tại số nhà:……đường ……, phường…….., quận……, tỉnh/tp………….Hai bên gồm có:

BÊN THUÊ THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ Ở ( gọi tắt là Bên A)

Ông/bà: ………………………………………………………………………………

Số CMTND :………………………..….Cấp ngày…/…/…… Tại : Công an…..

Địa chỉ: …………………………………..…………………………………………

Điện thoại: ………………………………..…………………………………………

BÊN NHẬN THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ Ở ( gọi tắt là Bên B)

Ông/Bà/Công ty: ………………………………………………..…………………

Địa chỉ: số nhà ……………………………………………………………………………….

Điện thoại: …………………………………………………………………………

Chứng chỉ hành nghề (hoặc Giấy Chứng nhận ĐKKD, nếu là Công ty)…………

Ngày cấp:………………………….Nơi cấp:……………………………………

Hai bên thỏa thuận ký hợp đồng này, trong đó, bên A đồng ý thuê bên B đảm nhận phần nhân công thi công xây dựng công trình nhà ở tọa tại địa chỉ ……………………………………………………. với các điều khoản như sau:

Điều 1: Nội dung công việc, Đơn giá, Tiến độ thi công, Trị giá hợp đồng

1. Đơn giá xây dựng: Bên A khoán gọn tiền công cho bên B theo mét vuông (m2) xây dựng mặt sàn. Đơn giá mỗi m2 xây dựng hoàn thiện được tính như sau:

+ Sàn chính: 640.000 đồng/m2

+ Sàn phụ: 640.000 đồng/m2 x 50%

Giá trên là giá thi công xây dựng hoàn chỉnh đển bàn giao công trình, bao gồm: Gia cố thép móng, cột, sàn đúng kỹ thuật, đổ bê tông, làm cầu thang, xây móng, xây tường, chèn cửa, làm bể nước ngầm, bể phốt hoàn thiện, trát áo trong, ngoài, đắp phào chỉ, chiếu trần, trang trí ban công, ốp tường nhà tắm, nhà bếp, lát sàn trong phần xây dựng công trình, quyét xi măng chống thấm mặt ngoài, lắp đặt hoàn thiện phần điện, nước, lăn sơn đúng yêu cầu kỹ thuật và thiết kế;

Các phần việc khác (nếu có) như: chống đỡ, che chắn đảm bảo an toàn cho nhà liền kề, chuyển đất khi đào móng sẽ được hai bên thỏa thuận riêng ngoài hợp đồng.

2. Chuẩn bị trước khi thi công: Bên B đảm nhiệm:

-Vận chuyển vật liệu trong nội bộ công trình. Bên A chỉ chịu trách nhiệm vận chuyển vật liệu đến chân công trình;

– Sàng cát, nắn chặt, uốn cốt thép;

– Phun ẩm gạch trước khi xây, phun ẩm tường sau khi xây, phun bảo dưỡng bê tông đúng kỹ thuật;

3. Bên B phải đảm bảo sự kết hợp giữa thợ điện và thợ xây lắp đường nước để lắp đặt đúng kỹ thuật và tiến độ thi công.

4. Tiến độ thi công.:

– Ngày bắt đầu thi công: Từ ngày …/ ……. /20…….

– Thời gian hoàn thiện kết thúc thi công bàn giao công trình đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, thẩm mỹ vào ngày …/ …/ 20…., nếu chậm sẽ phạt 5 % giá trị hợp đồng

5. Trị giá hợp đồng: Trị giá hợp đồng được xác định như sau:

Thanh toán theo m2 hoàn thiện 640.000 đ/m2

Điều 2: Trách nhiệm của các bên

1. Trách nhiệm của Bên A:

– Cung cấp vật tư đảm bảo chất lượng, số lượng, cung cấp điện, nước đến công trình, tạm ứng và thanh toán kịp thời;

– Cung cấp bản vẽ kỹ thuật công trình;

– Cử người trực tiếp giám sát thi công về tiến độ, biện pháp kỹ thuật thi công về khối lượng và chất lượng, bàn giao nguyên liệu và xác nhận phần việc mới cho thi công tiếp;

– Thay mặt bên B (khi cần thiết) giải quyết các yêu cầu gấp rút trong quá trình thi công;

– Đình chỉ thi công nếu xét thấy không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, an toàn lao động hoặc lãng phí vật tư.

2. Trách nhiệm của Bên B

– Cung cấp cốp pha lát sàn bằng gỗ hoặc tôn, xà gồ, cột chống theo đúng yêu cầu kỹ thuật về thời gian và số lượng ( chi phí thuộc về bên B );

– Luôn luôn đảm bảo từ 5 đến 6 thợ chính và 1 đến 2 thợ phụ trở lên để thi công trong ngày;

– Thi công theo thiết kế và các yêu cầu cụ thể của Bên A đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật của công trình, sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguyên vật liệu. Nếu làm sai, làm hỏng, lãng phí phải làm lại không tính tiền công và phải bồi hoàn vật liệu;

– Lập tiến độ thi công, biện pháp kỹ thuật an toàn và phải được sự nhất trí của bên A. Từng hạng mục công trình phải được bên A nghiệm thu mới được thi công tiếp;

– Đảm bảo thi công an toàn tuyệt đối cho người và công trình. Nếu có tai nạn xảy ra, bên B chịu hoàn toàn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

– Tự lo chỗ ăn, ở, sinh hoạt của công nhân, chấp hành các quy định về trật tư, an ninh, khai báo tạm trú;

– Bảo quản nguyên vật liệu bên A bàn giao và phương tiện, máy thi công;

– Khi đổ bê tông bên B phải đảm bảo bê tông phải được làm chắc bằng đầm dung;

– Bề mặt của tường, trần phải được trát phẳng, khi soi ánh sáng điện vào phải đảm bảo không nhìn rõ vết trát lồi lõm;

– Chịu trách nhiệm bảo hành công trình trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày được bên A nghiệm thu đưa vào sử dụng. Nếu thấm tường, nứt tường, thấm sàn, nứt sàn bê tông thì bên B chịu trách nhiệm khắc phục, bên A không thanh toán số tiền bảo hành cho bên B;

– Số tiền bảo hành công trình là ……% tổng giá trị thanh toán.

Điều 3: Thanh toán

– Các đợt thanh toán dựa trên khối lượng công việc đã hoàn thành và được nghiệm thu:

+ Xong phần xây thô và đổ mái được ứng 40% ( ứng theo từng tầng );

+ Sau khi lát nền, sơn xong và bàn giao công trình bên A được thanh toán không vượt quá 90 % khối lượng công việc đã hoàn thành;

+ Khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng bên A được thanh toán số tiền còn lại sau khi đã trừ các khoản đã thanh toán, tạm ứng và tiền bảo hành công trình.

Điều 4: Cam kết

– Trong quá trình thi công nếu có vướng mắc, hai bên phải gặp nhau bàn bạc thống nhất để đảm bảo chất lượng công trình;

– Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu xét thấy bên B không đảm bảo về năng lực tổ chức và trình độ tay nghề kỹ thuật như đã thoả thuận, bên A có quyền đình chỉ và huỷ bỏ hợp đồng. Trong trường hợp đó bên B sẽ được thanh toán 70% theo khối lượng đã được nghiệm thu. Đối với phần phải tháo dỡ do không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật sẽ không được thanh toán tiền công và bên B phải bồi thường thiệt hại hư hỏng;

– Hợp đồng có giá trị từ ngày ký đến ngày thanh lý hợp đồng. Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng. Bên nào vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm theo pháp luật hiện hành;

– Hợp đồng được lập thành hai (02) bản có giá trị pháp lý như nhau. Mỗi bên giữ 01 bản để thực hiện.

ĐẠI DIỆN BÊN A                       ĐẠI DIỆN BÊN B

Trên đây là những thông tin mà News.timviec.com.vn muốn chia sẻ về khái niệm hợp đồng dân sự. Bạn đã hiểu rõ hợp đồng dân sự là gì cũng như hình thức, chủ thể… của nó. Hãy tận dụng thật tốt những kiến thức hữu ích từ bài viết này nhé!

► Bạn nên biết: Thanh lý hợp đồng là gì và những thông tin khi thanh lý hợp đồng cần nắm rõ


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.