Học ngành gì dễ xin việc nhất hiện nay?
Khi chọn ngành nghề học để đảm bảo đầu ra có việc làm thuận lợi, có thu nhập cao là băn khoăn của không ít các bạn học sinh và các bậc phụ huynh. Vậy học ngành gì dễ xin việc nhất? Hãy cùng theo dõi bài viết sau.
Xu hướng lựa chọn ngành dễ xin việc, lương cao hiện nay
Hiện nay, khi tình hình dịch bệnh covid ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam đã có những tác động không nhỏ đến thị trường lao động, nhiều người lao động mất việc, giảm giờ làm,….Chính vì thế, việc lựa chọn cho con cái một ngành nghề phù hợp để theo học, ngoài dựa vào yếu tố sở thích, nghề phù hợp với tính cách hướng nội, hướng ngoại thì chọn một ngành dễ xin việc cũng đang khiến phụ huynh phải xem xét kỹ hơn.
Xem thêm: Sự thật đằng sau mức lương giáo viên mới ra trường
Để có thể lựa chọn được ngành nghề phù hợp, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh nên tìm hiểu sự phát triển và xu hướng tuyển dụng trong tương lai của các ngành nghề này sẽ như thế nào. Ngành nghề nào đang “ khát” nhân lực nhất, thì thường ứng tuyển dễ hơn, thu nhập được trả cũng sẽ khá cao.
Nhìn chung, xu hướng các ngành nghề dễ xin việc trong tương lai là Y-Dược, Công nghệ thông tin, logistics, thương mại điện tử,… Với nguồn công việc dồi dào, đồng nghĩa các doanh nghiệp sẽ rất cần một nguồn nhân lực dồi dào. Chính vì vậy, cơ hội việc làm sẽ rất mở rộng, mức đãi ngộ và lương thưởng cũng rất cao. Tuy nhiên, nó cũng sẽ đi đôi với sự cạnh tranh không hề nhỏ giữa các ứng viên, vì hồ sơ ứng tuyển mỗi năm là không hề nhỏ.
Những ngành học nào dễ xin việc nhất?
Ngành logistics
- Việc giao thương giữa các nước đã được nâng lên một tầm cao mới. Chính vì vậy, việc vận chuyển hàng hóa qua các nước cũng trở nên thông suốt và thuận lợi, tạo cơ hội cho ngành vận tải và Logistics tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Đó là lý do logistics là 1 trong những ngành dễ kiếm việc nhất hiện nay, nhu cầu tuyển dụng các chuyên viên, nhân viên ngành vận tải cao hơn bao giờ hết trong những năm qua và hứa hẹn sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới.
Xem thêm: [Hé lộ] Mức lương ngành Logistics và cơ hội việc làm hiện nay
- Trau dồi tốt các kỹ năng về khoa học, công nghệ, tính toán và luật pháp quốc tế để có thể phát triển tốt trong ngành nghề này. Tuy nhiên, đối với những người không có kiến thức chuyên môn sâu và bằng cấp vẫn có thể làm được nhưng mức độ thăng tiến sẽ chậm hơn cũng như quá trình làm việc vất vả hơn vì vừa học vừa làm.
- Khi ra trường, sinh viên có thể nộp đơn xin việc vào các công ty xuất nhập khẩu, hãng tàu, cảng biển, hải quan, ngân hàng (phòng thanh toán quốc tế), các doanh nghiệp thương mại, thương mại điện tử,…Ngoài lương cứng của nhân viên logistics được hưởng hoa hồng từ đơn hàng xuất nhập khẩu khá cao.
Ngành marketing
- Đến nay, marketing đã trở thành một lĩnh vực vô cùng thiết yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Marketing rất rộng, cơ hội nghề nghiệp cũng mở rộng vì có rất nhiều vị trí công việc cần nguồn nhân lực lớn. Bởi sự năng động, sáng tạo đa dạng của nghề, đã thu hút không ít sự quan tâm của các bạn giới trẻ. Theo dự đoán từ trung tâm dự báo nhân lực và thông tin , tính tới năm 2025, ngành Marketing cần tới ít nhất 21,600 người.
Xem thêm: Bạn đang băn khoăn “học marketing ra trường làm gì?”
- Các công ty quảng cáo, truyền thông tại Việt Nam xuất hiện ngày một nhiều, xu hướng thay đổi kinh tế, xuất hiện thêm nhiều đối thủ. Chính vì thế, các doanh nghiệp phải cần đến marketing, tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình đến người tiêu dùng. Hầu như hiện nay, tại các công ty đều có đội ngũ Marketing và họ vẫn luôn tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng khác.
- Để có được một vị trí nhất định trong ngành này, đòi hỏi các bạn sinh viên trong quá trình học tập phải luôn trau dồi các kỹ năng mềm, có trình độ tiếng anh tốt, năng động tham gia các câu lạc bộ, hoạt động của trường,…Ngoài ra, luôn cập nhật xu hướng và làm thêm tại các công ty, để được va chạm và có những kinh nghiệm thực chiến.
Ngành công nghệ thông tin
- Ngành công nghệ thông tin chưa bao giờ là hết hot, được vận dụng vào sản xuất và phát triển, Chính phủ tích cực thúc đẩy bởi sự phát triển của công nghệ trong nhiều năm tới. Năm 2021, dự đoán nhu cầu về số lượng nhân lực công nghệ thông tin là khoảng 500.000 người trên cả nước, Nhưng tính tới nay đã thiếu hụt khoảng 190.000 người. Sinh viên tốt nghiệp ngành IT ra trường có thể xin vào các tập đoàn, công ty công nghệ trong và ngoài nước.
- Những ngành nghề công nghệ thông tin có thể tham khảo như: Kỹ sư phần cứng, thiết kế lập trình game, lập trình viên, an ninh mạng….Tuy nhiên, cần phải xác định tâm lý rằng công nghệ thông tin không dễ, bởi nó có nhiều kiến thức chuyên môn và đòi hỏi các bạn sinh viên phải chăm chỉ, nhạy bén. Và trang bị cho mình một tấm bằng cử nhân chuyên ngành công nghệ thông tin, khoa học máy tính hoặc an ninh mạng,….Mức lương ngành công nghệ thông tin thuộc nhóm cao so với mặt bằng chung với các ngành khác và còn có xu hướng tăng cao trong tương lai.
Ngành chăm sóc sắc đẹp
Đời sống phát triển, nhu cầu về làm đẹp ở các chị em phụ nữ cũng nhiều hơn trước. Để đáp ứng được nhu cầu của xã hội, các phòng thẩm mỹ, spa làm đẹp xuất hiện ngày một nhiều. Ngành chăm sóc sắc đẹp tính đến nay đang rất “Hot” vẫn chưa có xu hướng giảm và cần nguồn nhân lực dồi dào.
Xem thêm: Mức lương của nhân viên spa thực tế là bao nhiêu? Thu Nhập có cao không ?
Một điểm lợi khi học ngành làm đẹp là thời gian học không dài, có thể ra làm sau 6,7 tháng học, cơ hội nghề nghiệp cũng rất mở rộng và dễ dàng xin được việc tại nơi làm đẹp lớn và uy tín. Tuy nhiên, để có thể phát triển hơn trong ngành nghề này, đòi hỏi các bạn phải luôn chăm chỉ, rèn luyện tay nghề thường xuyên, luôn trau dồi cho mình những kiến thức chuyên môn tốt để có thể cạnh tranh với những ứng viên khác và mặc khác có thể cứng tay để mở cho mình một Spa làm đẹp riêng tăng thêm thu nhập.
Điện – cơ khí – sửa chữa ô tô
- Hiện nay, nhu cầu kỹ thuật viên hệ thống điện, cơ khí, sửa chữa ô tô,.. tăng rất nhanh nhưng nhân lực thiếu hụt rất khá trầm trọng. Chính vì thế, nếu sinh viên lựa chọn yêu thích và lựa chọn theo học ngành nghề này, thì khả năng ra trường có việc làm là rất cao, bởi yêu cầu không cao. Ngay khi ngồi trên ghế nhà trường, các bạn sinh viên đã có lợi thế, khi mỗi khóa tốt nghiệp đều có những chỉ tiêu kí hợp đồng lao động, giúp các bạn trẻ dễ dàng tìm được cho mình nơi làm việc uy tín và chất lượng.
- Đối với ngành này, không yêu cầu quá cao về bằng cấp, các bạn có thể học trung cấp hay cao đẳng vẫn có thể đi làm ngay khi ra trường, vì ngành quan trọng kinh nghiệm và tay nghề của người lao động nhiều hơn. Ngành cơ khí luôn được coi là yếu tố then chốt trong kế hoạch công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tại Việt Nam, cơ hội việc làm sẽ vô cùng rộng mở cho các bạn thực sự đam mê với nghề.
Quản trị kinh doanh
- Đối với khối ngành kinh tế, trong đó có ngành quản trị kinh doanh, luôn thu hút không ít các bạn trẻ đăng ký học. Do nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, các công ty doanh nghiệp đang không ngừng tìm kiếm cho mình những ứng viên giỏi quản trị, năng động, có thái độ tốt,….. Theo tờ báo SaiGon Press, ước tính trong giai đoạn 2020 – 2025, hằng năm thành phố Hồ Chí Minh cần khoảng 270.000 nhân lực ngành quản trị kinh doanh.
- Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tư nhân, nhiều bạn trẻ khi học xong ngành quản trị kinh doanh, ngoài xin làm tại các công ty có thể tự khởi nghiệp xây dựng mô hình kinh doanh cho riêng mình. Các bạn sinh viên khi học xong ngành này, có lợi thế được lựa chọn nhiều mảng khác nhau: kinh doanh, truyền thông, marketing, sản xuất, kinh doanh,….Bởi sức nóng của nghề, được nhiều người theo học nên sức cạnh tranh giữa các bạn ứng viên khá cao. Vì vậy, cần phải năng động, nhạy bén và trau dồi cho mình kiến thức chuyên môn.
Ngành Xây dựng
- Sẽ có rất nhiều mặc định rằng, học xây dựng ra trường sẽ làm việc tay chân, nắng mưa ngoài trời, là công việc thấp kém trong xã hội. Tuy nhiên, ngành xây dựng có rất nhiều công việc, bạn có thể làm ngoài công trường, công xưởng và văn phòng. Hiện nay do nhu cầu xây dựng công trình, nhà cửa ngày càng nhiều, Việt Nam cũng đang đặc biệt chú trọng đến việc kiến thiết đất nước, minh chứng cho điều đó là việc các tòa nhà cao tầng, nhà ở cho đến căn hộ cao cấp, công trình đường bộ, đường sắt, công trình công cộng, kéo theo nhu cầu nhân lực kỹ sư, thiết kế, kỹ thuật viên.
- Đây là ngành không cần sự quen biết để xin việc, do đó đối với những sinh viên không có điều kiện về kinh tế, quan hệ xã hội nhưng muốn làm giàu thì ngành xây dựng là rất thích hợp để các thí sinh lựa chọn. Mức lương trong ngành xây dựng so với mặt bằng chung là khá cao, cùng đó là nhiều đãi ngộ hấp dẫn dành cho người lao động.
Y dược
- Sức khỏe luôn luôn là điều được quan tâm hàng đầu, đặc biệt trong bối cảnh covid, nhu cầu trong lĩnh vực ý tế đòi hỏi phải phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Nhu cầu tuyển dụng tại các bệnh viện cũng tăng cao, dự kiến tới năm 2021, cần phải bổ sung tới 10.000 nhân lực ngành Y dược trong hệ thống khám và chữa bệnh trên cả nước. Sự khan hiếm nhân lực tại tất cả các tuyến y tế, là tiền đề tốt trong cơ hội nghề nghiệp của các bạn sinh viên học ngành Y Dược.
- Với tính chất công việc yêu cầu cả về tài năng chuyên môn lẫn đức hạnh, các bạn sinh viên học ngành Y Dược phải luôn rèn luyện nắm bắt tốt những kiến thức đã học, chú trọng vào kinh nghiệm thực tế nhiều hơn những ngành khác. Mức lương ngành Y Dược, tuy không quá cao nhưng nó mang tính chất ổn định và lâu dài. Tuy nhiên, trong tương lai mức lương sẽ còn thay đổi, và thu nhập sẽ cao hơn rất nhiều.
Các bước để lựa chọn ra ngành nghề phù hợp
Để có một tương lai nhiều cơ hội nghề nghiệp và rộng mở, việc lựa chọn đúng ngành nghề để theo học ngay từ ban đầu là rất quan trọng. Sau đây là các bước để lựa chọn ra một ngành nghề dễ xin việc:
Xem thêm: Cẩm nang nghề nghiệp – Tư vấn lựa chọn nghề nghiệp phù hợp
Bước 1: Xác định bản thân phù hợp với ngành nghề nào
- Vì sao lại phải dành thời gian để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp? Vì nếu bạn đang mông lung không biết lựa chọn ngành nào, nhưng cũng không xem xét ngành nào phù hợp với mình, sẽ rất dễ chọn “đại” chọn “bừa”. Công việc là một phần rất quan trọng trong cuộc sống, nếu như bạn lựa chọn ngành nghề sai sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy như: thất nghiệp, lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức, bản thân không phát triển được,…bạn sẽ cảm thấy nhanh chóng mất đi động lực, dễ gây nhàm chán và không có hứng thú học. Lựa chọn ngành nghề phù hợp với mình chính là kim chỉ nam dẫn đường cho bạn. Chính vì thế, trước khi lựa chọn học ngành gì, hãy liệt kê tất cả các công việc bạn thấy mình phù hợp, xem xét so sánh và lựa chọn ra công việc phù hợp nhất.
- Bạn có thể sử dụng một số bài test trắc nghiệm về tính cách và nghề nghiệp trên các phương tiện internet như: MBTI, Testcolor, 16Personalities, Multiple Intelligences Test,…. Tuy nhiên không nên tuyệt đối hóa các bài test, mà chỉ nên lấy thông tin tham khảo, vì việc lựa chọn ra một ngành học phù hợp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: điều kiện vật chất, kinh tế, nguyên tắc và quan điểm sống,…Hãy tự đánh giá bản thân bằng cách trả lời được câu hỏi như: ngành học đó yêu cầu người học phải có những kiến thức gì và điểm đầu vào là bao nhiêu?
- Bạn có thể tham dự các buổi thuyết trình về định hướng nghề nghiệp hoặc đến công ty, các trung tâm tư vấn về tâm lý, giáo dục để thu thập thêm những kiến thức về nghề nghiệp. Ngoài ra, có thể tham khảo các ý kiến từ thầy cô và bạn bè, người thân,….họ là những người đi trước, sẽ cho bạn thấy được cái nhìn tổng quan nhất.
Bước 2 : Loại bỏ những vấn đề sai lầm khi chọn ngành học
- Trong thời kỳ hội nhập ngày càng phát triển như hiện nay, điều kiện tuyển dụng không còn bị gò ép như xưa, họ sẵn sàng tuyển những người thực sự làm được việc, có trình độ, có thái độ tốt thay vì bắt buộc phải có bằng cấp. Hãy xem xét thật kĩ mức độ phù hợp của bạn với ngành, thay vì nghe theo lời của người khác, theo phong trào, chọn nghề phải là nghề bắt buộc ở bậc đại học, trường phải thật nổi hoặc là sự áp đặt của các bậc phụ huynh,….Bởi vì khi bạn không thực sự yêu thích ngành nghề đó, bạn sẽ không thể đi được đường dài với nó trong tương lai. Hãy loại bỏ ngay những suy nghĩ cũ kỹ rằng phải có bằng đại học “Xịn”, học trường “sang chảnh” mới có thể thành công được.
Bước 3: Đánh giá nhu cầu xã hội
- Ngoài đánh giá về sở thích, tính cách, hãy xem xét đến nhu cầu của xã hội hiện nay. Công nghệ phát triển, nhiều công việc mới cũng bắt đầu xuất hiện rất nhiều. Nếu như bạn có những nghiên cứu và đánh giá đúng xu hướng thị trường lao động, thì xác suất lựa chọn ra con đường đi đúng đắn nhất cho mình là rất rõ ràng. Vì thế, hãy cẩn thận tìm hiểu thật kỹ những thay đổi về nhu cầu của xã hội ngày nay.
Bước 4: Xác định mục tiêu nghề nghiệp
- Sau khi đã lựa chọn ra ngành nghề phù hợp, bạn hãy xác định mục tiêu cụ thể cho ngành nghề đó. Tự trả lời các câu hỏi như: Bạn muốn đạt tới trình độ nào trong ngành đó? Bạn thích lựa chọn cơ hội phát triển hay mức thu nhập cao? Bạn đã có gì? Và cần trang bị thêm những điều gì? Hãy xem xét thật kỹ những điều mình mong muốn trong tương lai. Ngoài ra, có thể đến các công ty, tìm hiểu thực tế nghề nghiệp qua một số cá nhân bạn quen biết, để hiểu rõ hơn về ngành nghề mà bạn đã chọn.
- Hãy vạch ra một kế hoạch rõ ràng, đặt mục tiêu cụ thể cho từng quá trình: khi học ở trường, khi đi thực tập và sau khi ra trường sẽ làm gì? ở đâu?,…. Mục tiêu có thể bị thay đổi bởi các yếu tố khác, nhưng khi bạn đã có một kế hoạch rõ ràng, thì việc thực hiện cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Bước 5: Tìm hiểu thông tin về ngành mình lựa chọn
- Tên ngành nghề và những công việc có thể làm trong ngành đó
- Mục tiêu và nội dung đào tạo của ngành nghề.
- Nhu cầu nhân lực của thị trường và cơ hội nghề nghiệp
- Những phẩm chất và kỹ năng cần thiết nào cần có cho công việc ngành nghề đó
- Xem xet nơi đào tạo ngành nghề uy tín từ hệ Trung cấp tới Đại học
- Đánh giá hướng phát triển của ngành nghề bạn muốn theo đuổi
- Thời gian đào tạo và phương thức đào tạo ở nơi bạn lựa chọn học như thế nào?
- Tìm hiểu kĩ khối thi, điểm đầu vào, điểm sàn của ngành nghề đó trong ba năm liên tiếp
Bước 6: Lựa chọn cơ sở đào tạo
- Một cơ sở đào tạo tốt sẽ giúp bạn yên tâm học tập, có được kiến thức, kĩ năng tốt và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Hãy tìm hiểu về:
- Dựa vào kết quả học tập của bạn, hãy so sánh với điểm đầu vào ba năm liên tiếp tại nơi bạn lựa chọn theo học, để xác định được khả năng trúng tuyển như thế nào.
- Sau khi đã lựa chọn cơ sở phù hợp, hãy xem xét thời gian và phương thức đào tạo của ngành nghề mà bạn đã lựa chọn.
- Xem xét tỉ lệ sinh viên lựa chọn cơ sở đó có nhiều không? Tỉ lệ cạnh tranh có cao không?
- Cơ sở vật chất, đội ngũ giảng dạy như thế nào?
- Học phí và học bổng mỗi kỳ là bao nhiêu?
- Những nơi có thể làm việc sau khi tốt nghiệp và tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành nghề đó có việc làm, thành phần công việc, mức lương …
Trên đây là những thông tin News.timviec cùng bạn giải đáp thắc thắc về ngành học dễ xin việc nhất hiện nay. Hãy lưu ý những điều trên để hạn chế tối đa vấn đề thất nghiệp sau tốt nghiệp nhé!