Hoạt náo viên là gì? Cách để trở thành hoạt náo viên giỏi
Trong các cuộc thi, giải đấu, một sự kiện nào đó, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp các tốp người đứng cổ vũ, họ được gọi là hoạt náo viên mang đến niềm vui và kết nối mọi người lại gần nhau hơn. Để hiểu rõ hơn về công việc hoạt náo viên là gì? Ngoài đứng cổ vũ họ còn làm nhiệm vụ nào khác không? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Hoạt náo viên là gì?
Hoạt náo viên là những người sẽ có nhiệm vụ khuấy động sự náo nhiệt tại một sự kiện, cuộc thi nào đó, giúp cho bầu không khí xung quanh trở nên phấn khích, sôi động và kích thích khán giả xung quanh cổ vũ và điều tiết dừng sự khuấy động đúng lúc để phục vụ cho sự kiện.
Xem thêm: Nhân viên tổ chức sự kiện là gì? Mức thu nhập có cao không?
Đồng thời có thể tổ chức thêm các trò chơi để không khí trở nên hoạt náo hơn. Đây là nghề yêu cầu chất giọng khỏe và năng động do phải thường xuyên nói to, biết cách tạo điều tiết tạo không khí vui vẻ cũng là một lợi thế.
Nhiệm vụ công việc của hoạt náo viên
Chúng ta thường biết đến hoạt náo là những người đứng tạo ra không khí vui tươi, vậy ngoài đứng cổ vũ họ còn có trách nhiệm nào khác?
Xem thêm: Team là gì? Những điều cần lưu ý về khái niệm “team”
- Tại từng sự kiện nhất định các hoạt náo viên sẽ tập luyện bài hoạt náo, bài nhảy phù hợp
- Nghĩ ra các động tác, vũ điệu mới để làm phong phú bài nhảy
- Tham gia buổi tổng duyệt trước ngày sự kiện diễn ra theo đúng tiến trình một cách hoàn hảo nhất
- Kiểm tra lại đạo cụ diễn trước khi lên trình diễn
- Đảm bảo những người trong nhóm đều nắm được các thông tin của sự kiện diễn ra để công việc được hoạt động tốt nhất
- Dựa vào yêu cầu của sự kiện, nếu cần thiết đội trưởng đội hoạt náo sẽ sử dụng đến bảng hiệu hoặc băng rôn in chữ để tạo điểm nhấn.
- Trong các sự kiện gây quỹ, hoạt náo sẽ có trách nhiệm lên kế hoạch biên các động tác nhảy phù hợp với đối tượng khán giả
- Trong quá trình sự kiện diễn ra, tham gia vào các hoạt động, trò chơi tập thể
- Chào đón khán giả đến sự kiện với thái độ lịch sự và chuyên nghiệp
- Tham gia tuyển chọn hoạt náo viên dựa vào kinh nghiệm và đào tạo người mới.
Mức thu nhập của hoạt náo viên
Mức thu nhập của hoạt náo viên thông thường sẽ phụ thuộc bởi nhiều yếu tố từ: Năng lực làm việc, trình độ, kinh nghiệm, quy mô sự kiện,…thì mức lương sẽ có sự chênh lệch khác nhau. Mức lương cơ bản sẽ dao động trung bình từ 8 – 15 triệu đồng/tháng, thậm chí có thể lên đến 17 – 20 triệu đồng/tháng tùy vào số lượng sự kiện mà bạn tham gia
Hoạt náo viên tại các trận đấu bóng đá, sự kiện thể thao diễn ra ở nước ngoài, mức thu nhập trung bình mà họ nhận lại sẽ dao động từ 70 – 90 USD, nếu làm cả một mùa giải thì khoảng 1.000 – 1.500 USD
=> Nếu so với quá trình đào tạo, thường xuyên phải luyện tập các bài tập trong nhiều giờ, bỏ nhiều công sức và tự đảm bảo về chế độ dinh dưỡng thì mức thu nhập mà hoạt náo viên nhận lại không thực sự cao
Cách xây dựng chương trình cho hoạt náo viên
Dưới đây là khung chương trình cơ bản mà hoạt náo viên bạn có thể tham khảo, bao gồm:
Xem thêm: Tổng hợp những trò chơi team building trong nhà và ngoài trời 2022
- Mở đầu, chào hỏi và giới thiệu chương trình
- Bắt đầu khởi động chương trình bằng 1 số trò chơi để tạo sự tập trung và hào hứng
- Tổ chức thêm từ 2 – 3 trò chơi chính thức gồm trò chơi tại chỗ và trò chơi tại sân khấu.
- Tạo thêm điểm ấn cho chương trình bằng giọng nói, trang phục,…
Lưu ý: Trong trường hợp còn thời gian trống khi chờ các chương trình tiếp theo, hoạt náo viên có thể thêm các trò chơi dự bị hoặc nội dung khuấy động không khí
Điều kiện để trở thành hoạt náo viên giỏi
Ngoài mong muốn trở thành hoạt náo viên, để duy trì với ngành nghề này lâu dài thì bạn cần đảm bảo các điều kiện dưới đây:
Có sức khoẻ
Trong các sự kiện lớn, nhỏ hoạt náo viên nắm giữ vai trò truyền và giữ lửa cho đám đông và việc đứng hàng giờ đồng hồ để nói là chuyện rất bình thường. Nhưng để có để nhiệt huyết và năng lượng như vậy thì sức khỏe dẻo dai chính là yếu tố không thể thiếu
Ngoài ra, để duy trì công việc này lâu dài, thì sức khỏe tốt sẽ nhanh chóng rèn cho bạn sự thích nghi, tinh thần tốt, thể hiện được bản thân, thỏa mãn mê
Giọng nói tốt
Tính chất công việc hầu như đều sử dụng đến giọng nói, nên rèn luyện được giọng nói tốt và khỏe, duy trì được trong nhiều giờ sẽ là lợi thế. Bạn phải đảm bảo giọng nói vang, không khàn, không mất giọng, không ngọng, rõ ràng và mạch lạc…Như vậy mới có thể hô hào, dẫn dắt sự kiện. Hãy dành thời gian thường xuyên luyện tập nói thường xuyên để lưu loát hơn đi làm
Biết cách giải quyết xung đột
Trong các sự kiện lớn sẽ thường tập trung rất đông người, nên xảy ra các trường hợp lời qua tiếng lại là điều khó tránh khỏi. Chưa kể trong nội bộ team khi luyện tập với nhau, cũng không tránh được các xích mích xảy ra. Vì vậy, khả năng giải quyết xung đột sẽ giúp hoạt náo viên có thể giải hòa được nhanh chóng.
Yêu cầu tuyển dụng hoạt náo viên hiện nay ra sao?
Hiện nay tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực tổ chức sự kiện đang tuyển dụng vị trí hoạt náo viên rất nhiều. Khi ứng tuyển, tuy yêu cầu không quá cao nhưng bạn cũng cần phải đảm bảo những điều sau:
- Độ tuổi từ 20 – 30 tuổi
- Giới tính: Nam, nữ
- Linh hoạt thời gian
- có phương tiện di chuyển
- Có khả năng khuấy động không khí vui vẻ
- Từng có kinh nghiệm làm hoạt náo viên trong các công ty hoạt động tổ chức sự kiện là một lợi thế.
Với những giải đáp của News.timviec trên đây về “hoạt náo viên là gì?” Mong rằng sẽ giúp bạn hiểu về nghề để biết công việc này có thực sự phù hợp với bản thân không. Mặc dù hoạt náo không yêu cầu quá cao nhưng bạn cũng cần đảm bảo được những điều kiện cơ bản trên. Chúc bạn thành công!