Giới thiệu về ngành công nghệ sinh học – Đại học Quốc Gia Hà Nội
Gần đây, ngành công nghệ sinh học có xu hướng trở thành một ngành hot trong tương lai, hàng năm không ít các bạn trẻ và bậc phụ huynh tìm hiểu và xin ứng tuyển. Có khá nhiều cơ sở đào tạo uy tín, trong đó ngành công nghệ sinh học – Đại học Quốc Gia Hà Nội được đánh giá là đơn vị đi đầu, lâu đời với nhiều thành tựu trong nghiên cứu, giảng dạy. Cùng tìm hiểu rõ hơn ở bài viết sau nhé
Ngành công nghệ sinh học tại đại học Quốc Gia Hà Nội
Khoa Sinh học được thành lập vào năm 1956, qua hơn 65 năm phát triển đã trở thành một trong các trung tâm hàng đầu về đào tạo cán bộ từ trình độ đại học đến thạc sĩ, tiến sĩ trong các lĩnh vực khác nhau của ngành công nghệ sinh học. Tính đến nay, với cơ sở vật chất khang trang, cùng đội ngũ cán bộ có trình độ cao luôn hành động theo triết lý giáo dục đã đề ra, giúp ngành công nghệ sinh học đạt được nhiều thành tựu lớn.
Xem thêm: Công nghệ sinh học là gì? Học ở đâu? Ra trường làm gì?
Hàng năm, Khoa Sinh học cung cấp nguồn nhân lực khoảng 150 cử nhân thuộc hai ngành Sinh học và Công nghệ Sinh học hệ chính quy. Từ năm 2009, khoa đã xây dựng một chương trình đào tạo theo Đại học Tufts, Hoa Kỳ. Và đặc biệt chú trọng vào giáo dục sau đại học
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ sinh học tại đại học quốc gia hà nội
Với đội ngũ giảng viên, trong đó có các tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư chiếm đến 50%. Cơ sở vật chất được đầu tư hiện đại, trường đã xây dựng chương trình đào tạo sinh viên cụ thể:
Các kiến thức đại cương
- Khoa học xã hội
- Khoa học tự nhiên
- Các kiến thức cơ bản về nguyên lý và quá trình sinh học
- Sinh học thực nghiệm
- Phân tích các số liệu
- Những phương pháp thu thập mẫu
- Đo đạc và tổng hợp
- Sử dụng các phương pháp thí nghiệm trong lĩnh vực Công nghệ sinh học
Song song với lý thuyết, sinh viên sẽ có cơ hội được thực hành, nghiên cứu khoa học với trang thiết bị máy móc hiện đại. Bên cạnh đó, trường cũng chú trọng bồi dưỡng cho sinh viên các kỹ năng cần thiết trong công việc như:
- Khả năng tư duy sáng tạo
- Phát triển tư duy nghiên cứu
- Rèn luyện khả năng làm việc độc lập
- Các phương pháp tiếp cận khoa học
- Có khả năng ứng dụng công nghệ Sinh học vào các lĩnh vực công nghệ, khoa học, kinh tế
Ngoài giờ học trên lớp, sinh viên còn được tham gia các hoạt động ngoại khóa để trau dồi các kỹ năng, kiến thức cần thiết như:
- Nghiên cứu khoa học
- Hội nghị khoa học sinh viên
- Thực tập tại phòng thí nghiệm
- Workshop chuyên ngành
- Cùng nhiều hoạt động ngoại khóa ý nghĩa khác.
Xem thêm: Biotechnology là gì? Cơ hội nghề nghiệp cho người trẻ thích nghiên cứu
Điểm chuẩn ngành Công nghệ sinh học tại ĐHQGHN là bao nhiêu?
Vào năm 2021, Điểm chuẩn ngành Công nghệ sinh học tại trường là 24.4 điểm
Xem thêm: Khối B gồm những ngành nào? Top các ngành khối B dễ xin việc nhất
Cơ hội việc làm của sinh viên ngành Công nghệ sinh học sau khi ra trường
Sau khi trải qua 4 năm đào tạo, các cử nhân ngành Công nghệ sinh học, trang bị được cho mình những kỹ năng, kiến thức quan trọng có thể làm tại các lĩnh vực:
- Công nghệ sinh học
- Sinh học
- Khoa học sự sống
- Y học
- Môi trường
- Dược học
- ….
Sinh viên ngành CNSH – DHQG Hà Nội sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc tại:
- Các viện nghiên cứu
- Các cơ quan quản lý
- Các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung
- Các công ty liên doanh, cơ sở sản xuất và kinh doanh liên quan đến công nghệ sinh Giảng dạy tại các trường trung học chuyên nghiệp, đại học, cao đẳng, trung học phổ thông, có thể đào tạo tiếp thạc sĩ, tiến sĩ cả trong và ngoài nước.
- Viện nghiên cứu gen, Viện Sốt rét Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, Viện Công nghệ Sinh học, Viện Di truyền nông nghiệp…..
- Tại các bệnh viện: Bệnh viện Nhi TW, Bệnh viện 103, Viện Huyết học và Truyền máu TW, Bệnh viện 108, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW,….
- Tại Tổng cục Môi trường, Tổng cục Thủy sản,….
- …….
Mong rằng với những chia sẻ trên đây của News.timviec sẽ giúp bạn hiểu thêm về ngành công nghệ sinh học – Đại học Quốc Gia Hà Nội. Với cái nhìn tổng quan nhất, bạn sẽ xác định được ngành học và môi trường đào tạo có phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân hay không? Đừng quên chia sẻ bài viết này đến mọi người xung quanh cùng tham khảo để có quyết định đúng nhất trong kỳ tuyển sinh đại học sắp tới nhé!