Giấy báo có của ngân hàng cần có những thông tin chi tiết nào
Giấy báo có là một trong những giấy tờ quan trọng trong hoạt động kế toán DN. Vậy giấy báo có của ngân hàng cần có những thông tin nào?
Giấy báo có là gì?
Giấy báo có được hiểu là các chứng từ của các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng xác nhận rằng có tiền từ người khác chuyển vào tài khoản của bạn. Thông thường, các tổ chức tín dụng sẽ không phát hành loại giấy này đối với các tài khoản cá nhân vì chúng không thực sự cần thiết với hoạt động chi tiêu cá nhân. Giấy báo có của ngân hàng chỉ phát hành cho các doanh nghiệp trong trường hợp bạn nhận được dòng tiền đầu tư hoặc tiền thanh toán các hợp đồng thương mại có sự bảo lãnh ngân hàng.
Hiện nay, giấy báo có cũng đóng vai trò không khác gì các chứng từ kế toán hàng tháng của doanh nghiệp. Chỉ khi có được những thông tin trên giấy này, bộ phận kế toán sẽ tổng hợp lại để lập ra báo cáo tài chính một cách dễ dàng.
Xem thêm: Quyết toán là gì? Kinh nghiệm quyết toán thuế cho kế toán mới
Giấy báo có và giấy báo nợ của ngân hàng khác nhau ở điểm nào?
Giữa 2 loại giấy này có những điểm khác biệt nhất định. Trong đó rõ nhất là các điểm khác biệt nằm ở mục đích sử dụng của 2 loại giấy như sau:
- Với giấy báo nợ của ngân hàng: Đây là loại giấy tờ được các nhà băng sử dụng để có thể thông báo tới doanh nghiệp rằng đã trích một khoản tiền từ công ty khi cần thanh toán một khoản nợ đã ra lệnh hoặc một khoản phí mà ngân hàng phải thu theo quy định.
- Với giấy báo có của ngân hàng: Loại chứng từ này được sử dụng để giúp doanh nghiệp xác nhận rằng có người đã chuyển tiền vào tài khoản của bạn để thanh toán các hợp đồng thương mại hoặc những khoản vốn đầu tư từ các chủ đầu tư khác mà doanh nghiệp đang kêu gọi.
Nội dung của giấy báo có gồm những gì ?
Do giấy báo có là một chứng từ kế toán có tính chất quan trọng, vì thế nội dung của giấy này sẽ gồm các thông tin chính như sau:
Số hiệu chứng từ
Các loại giấy chứng từ của ngân hàng cần phải được in đủ tên gọi, số hiệu chứng từ khác nhau. Trong đó, tên gọi của giấy sẽ cần phải được viết in hoa, đặt ở giữa tờ giấy. Bên cạnh đó, số hiệu chứng từ, số giao dịch sẽ được đặt ở vị trí trên cùng phía bên phải. Đây là thông tin cần phải có độ chính xác tối đa đến từ ngân hàng.
Thời điểm lập chứng từ
Thời điểm lập chứng từ: ngày, tháng, năm là rất quan trọng. Các thông tin này thường biểu hiện về thời gian giao dịch. Vì thế sẽ được viết ngay dưới tên chứng từ theo định dạng chuẩn là: dd/mm/yyyy.
Xem thêm: Tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn kế toán ấn tượng nhất định gặp phải khi phỏng vấn
Tên đơn vị lập
Cũng giống với các giấy tờ khác, giấy báo có cũng cần phải đề cập chi tiết về tên, ngân hàng cấp. Ngoài ra, logo của ngân hàng cũng sẽ có mặt ở phía bên trái của giấy. Cùng với đó là viết rõ tên; chi nhánh ngân hàng lập chứng từ.
Tên đơn vị nhận
Trong các chứng từ kế toán, tên của bên nhận chứng từ thường được viết vào chính giữa và được viết sau chữ Kính gửi để có thể thể hiện được sự trang trọng. Trong đó cần có những thông tin như:
- Họ và tên của bên nhận đối với cá nhân
- Họ tên doanh nghiệp theo đăng ký kinh doanh nếu bên nhận là các công ty
- Có mã số thuế do cơ quan chức năng cấp được ghi kèm phía dưới.
Nội dung giao dịch
Giấy báo có chủ yếu sẽ thông báo tới với khách các thông tin về biến động tài khoản ngân hàng khi có tiền mới được chuyển vào. Trong đó, lời mở đầu thường sẽ là dòng: “Hôm nay, chúng tôi xin báo đã ghi có tài khoản của quý khách với nội dung”. Sau đó, nội dung tiếp sẽ là nội dung thống kê chuyển khoản của khách.
Số tài khoản, số tiền giao dịch
Các thông tin này cần phải được ghi chính xác, cẩn thận. Đặc biệt khi ghi số tiền thì các kế toán cần phải kiểm tra cả số tiền lẻ đều phải được ngân hàng ghi rõ nhằm tránh sai sót. Ngoài ra, số tiền cần phải được viết bằng cả số và chữ phía dưới.
Chữ ký người lập
Bất cứ giấy tờ này có liên quan đến tài chính, ngân hàng đều cần phải có chữ ký của những người lập phiếu cùng các bên có liên quan. Trong trường hợp này chính là giao dịch viên, kiểm soát viên. Đặc biệt, nếu các văn phòng đại diện nào không có vị trí giao dịch thì các chuyên viên phụ trách về khối khách hàng doanh nghiệp sẽ ký thay và giám đốc chi nhánh sẽ ký thay kiểm soát viên.
Dấu mộc của ngân hàng
Để đảm bảo rằng chứng từ có tính pháp lý, dấu mộc đỏ của chi nhanh ngân hàng sẽ cần phải được đóng dấu tại vị trí góc trái của ngân hàng để xác nhận về mặt pháp lý. nếu không thì sẽ bị coi là không hợp lệ.
Cách ghi giấy báo có của ngân hàng
Đối với mỗi ngân hàng, cách ghi giấy báo có đều bằng những mẫu khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có một số quy định cơ bản như sau:
- Thông tin doanh nghiệp: Tên công ty, STK ngân hàng của doanh nghiệp
- Tên ngân hàng mà doanh nghiệp quyết định mở tài khoản
- Các thông tin về giao dịch gồm: ngày tháng năm; giờ giao dịch, số tiền được thêm và các loại tiền, người chuyển, nội dung giao dịch…..
- Chữ ký, dấu đỏ của kiểm soát viên
Và để có thể được cấp giấy báo có, các doanh nghiệp cần phải đặt yêu cầu với ngân hàng thì mới được thực hiện .
Trên đây là một số thông tin cơ bản về giấy báo có. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều cẩm nang nghề nghiệp hơn nữa cho riêng mình trong ngành kế toán, tài chính ngân hàng này.