Giá trị hiện thực trong văn học là là gì? Đặc điểm của giá trị hiện thực
Nếu đã từng học văn Việt Nam thì chúng ta sẽ không lạ gì những câu hỏi yêu cầu chứng minh hay phân tích cụ thể về “giá trị hiện thực” của một tác phẩm nào đó. Vậy giá trị hiện thực là gì, nếu như bạn còn đang băn khoăn về khái niệm này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nó nhé.
Khái niệm giá trị hiện thực
Giá trị hiện thực là một phần hiện thực cuộc sống được các nhà văn phản ánh trong một tác phẩm văn học. Mỗi tác phẩm văn học đều có một giá trị hiện thực khác nhau, qua đó thể hiện được những tư tưởng và góc nhìn khác nhau giữa những người có chung một niềm đam mê viết lách.
Xem thêm: Brainstorm là gì? Các tips giúp brainstorm trong marketing hiệu quả nhất.
Biểu hiện của giá trị hiện thực
Giá trị hiện thực luôn phản ánh rất cụ thể và phong phú cuộc sống thực tế. Trong các tác phẩm văn học, giá trị hiện thực thường có những nét chính:
- Vẽ ra một hiện thực cuộc sống không hề hoàn toàn là màu hồng, những bức tranh về cuộc sống cơ cực và những nỗi khổ từ vật chất đến tinh thần của những con nghèo nhỏ bé, nghèo khổ, bất hạnh.
- Vạch trần những tội ác của các bộ máy phát xít hay những chính quyền cổ hủ là nguyên nhân gây ra đau khổ cho con người.
- Miêu tả rõ nét vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong của con người
- Nét đẹp của người dân lao động, chịu thương chịu khó.
Xem thêm: Ích kỷ là gì? Ích kỷ có phải là một căn bệnh vô phương cứu chữa không?
Ở mỗi một tác phẩm văn học, giá trị hiện thực được thể hiện theo những cách đặc biệt khác nhau. Mặc dù cùng phản ánh nỗi đau khổ, tình cảnh khốn khó của người dân Việt Nam nhưng Ngô Tất Tố miêu tả nỗi chật vật của chị Dậu là từ sưu cao thuế nặng mà ra. Nhưng với “Chuyện người con gái Nam Xương”, đau khổ cùng cực mà Nguyễn Dữ nhìn thấy lại chính là bi kịch của một gia đình, qua đó phơi bày bộ mặt thật của xã hội phong kiến với chế độ trọng nam khinh nữ. Còn riêng Nam Cao, qua “Chí Phèo”, Nam Cao muốn mọi người cùng ông đi vào mảng hiện thực sâu kín, tối tăm, vạch trần xã hội đã sớm bị tha hóa và đày đọa tinh thần của những con người ở dưới đáy xã hội.
Đặc trưng của giá trị hiện thực
Biết được định nghĩa của giá trị hiện thực, chúng ta cũng cần lưu tâm đến những đặc trưng riêng của loại hình này. Trong các tác phẩm văn học, giá trị hiện thực đa phần đều là những hiện thực được hư cấu, nghĩa là nó phản ánh hiện thực của một thời kỳ cụ thể dựa trên những khía cạnh khác nhau chứ không trực tiếp nói đến hiện thực cụ thể đó.
Vậy nét đặc trưng của giá trị hiện thực là gì?
Đó chính là giá trị hiện thực lấy con người làm trung tâm, làm điển hình. Trong mỗi tác phẩm, tác giả sẽ khắc họa nên một nhân vật có ngoại hình, tính cách và cả hành động lời nói, và đương nhiên, nhân vật này đại diện cho một tầng lớp cụ thể trong xã hội, sau đó hoàn cảnh của nhân vật này cũng chính là số phận của giai cấp kia trong xã hội lúc này.
Ví dụ như chị Dậu trong “Tắt đèn” đại diện cho tầng lớp người dân nghèo khổ, vất vả khốn khó vẫn phải gánh một gánh nặng sưu cao, hình ảnh Vũ Nương trong “Người con gái Nam Xương” lại là đại diện cho những người phụ nữ trong xã hội phân biệt đối xử, vốn tần tảo đảm đang nhưng luôn bị coi khinh thậm chí là vùi dập. Chí Phèo cũng là đại diện cho tầng lớp nhân dân dưới đánh xã hội bị áp bức nặng nề, lao vào tình cảnh không cách nào quay đầu.
Ngược lại, Bá Kiến trong “Chí Phèo” lại thuộc tầng lớp thống trị, hống hách, luôn ra sức bóc lột nhưng người nghèo khổ yếu đuối.
Còn có, Làng Vũ Đại là đại diện cho xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, bị tha hóa hoàn toàn, người dân chỉ còn cách bất lực trước một hoàn cảnh khốn cùng.
Trong một tác phẩm văn học, giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo vẫn thường đi đôi với nhau. Trong đó, khi giá trị hiện thực thường thể hiện trần trụi những mảng bẩn thỉu tăm tối của xã hội, của suy nghĩ con người, thì giá trị nhân đạo lại đánh giá con nét đẹp tuyệt vời trong tâm hồn con người, nó giống như một tia sáng lóe lên trong một bức tranh u ám, cũng là một đóa hoa sen giữa vũng bùn lầy. Giống như Thị Nở là ngôi sao sáng trong lòng Chí Phèo, giống như anh Tràng dù đang đứng trên vực thẳm nhưng lại trở thành ánh sáng của một người khác.
Giá trị hiện thực trong các tác phẩm văn học
Giá trị hiện thực trong tác phẩm Chí Phèo – Nam Cao
Đầu tiên, giữa hình ảnh một xã hội thu nhỏ là làng Vũ Đại, Nam Cao vạch ra mối quan hệ trong nội bộ của bọn cường hào, “Ngoài mặt tử tế với nhau nhưng trong bụng muốn cho nhau lụi bại” – đây là một hiện tượng mang tính quy luật ảnh hưởng trực tiếp từ đời sống xã hội, trâu bò húc nhau, ruồi muỗi sẽ là người phải chịu oan uổng thiệt thòi.
Kế đó, giá trị hiện thực được thể hiện rõ nét nhất chính là thông qua bức tranh nông thôn, phản ánh mâu thuẫn giữa địa chỉ bóc lột và nông dân bị áp bức.
Hình ảnh Bá Kiến đại diện cho giai cấp thống trị ở nông thôn lúc bấy giờ, một lão cường hào mang đúng bản chất gian hùng xảo trá.
Hình ảnh người nông dân bị đẩy xuống đáy xã hội được khắc họa thông qua nhân vật Chí Phèo, không chỉ bị tàn phá tâm hồn, nhân tính bị hủy diệt, thậm chí là tư cách sống, tư cách làm người cũng bị chính người dân ở nơi đó phủ nhận. Tận cùng của nỗi thống khổ ấy không thể hiện qua hình ảnh Chí Phèo không cha không mẹ, không nhà cửa, không người thân, mà nó thể hiện ở chỗ, cả làng Vũ Đại đều xem Chí Phèo như quỷ dữ, muốn hắn bị loại bỏ khỏi thế giới loài người. Mà chính hắn cũng cảm thấy hắn không nên tồn tại trên cuộc đời này.
Kế đó, Thị Nở cũng là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân, dở hơi, xấu xí tới mức ma chê quỷ hờn nhưng đó lại là lẽ tự nhiên thường thấy nhất, mặc cho ngoại hình không đẹp đẽ nhưng thị lại có một tấm lòng nhân hậu vô cùng, thị không chỉ không quan tâm đến lời đàm tiếu của xã hội, cũng không vì tai tiếng mà bỏ mặc người kia không lo.
Như vậy, trong tác phẩm này, giá trị hiện thực cốt lõi là gì?
Chí Phèo là đại diện cho cả một bộ phận người lao động khi bị đẩy vào con đường lưu manh hóa. Nó không chỉ thể hiện tính quy luật trước tình trạng bị lóc lột của nhân dân khi bị lâm vào cảnh khốn cùng, không còn con đường nào để sống tiếp họ chỉ có thể lựa chọn con đường làm lưu manh.
Qua hình ảnh này, tác giả muốn tập trung phản ánh hiện tượng lưu manh hóa ở nông thôn, đồng thời vạch trần được sự tàn khốc dã man của xã hội bằng việc hủy hoại nhân tính của người khác, thậm chí còn không cho phép được làm con người đúng nghĩa.
Trên đây là một số tổng hợp kiến thức xoay quanh chủ đề giá trị hiện thực là gì và cách thể hiện của nó trong các tác phẩm văn học tiêu biểu. Nếu như bạn còn có câu hỏi khác liên quan, có thể liên hệ trực tiếp với timviec. Chúc các bạn thành công.