Điểm chuẩn là gì? Giải mã cách phân biệt điểm chuẩn và điểm sàn
Điểm chuẩn là gì? Bài viết sau sẽ trả lời cho câu hỏi mà các sĩ tử thường băn khoăn trước khi bước vào kì thi đại học – cao đẳng.
- Phụ nữ nên kinh doanh gì? Mô hình cho những người muốn khởi nghiệp
- Entry level là gì? Công việc ở cấp Entry level sẽ dành cho những ai?
Điểm chuẩn là gì?
Điểm chuẩn là mức điểm trúng tuyển vào một chuyên ngành cụ thể thuộc một cơ sở đào tạo cụ thể. Mức điểm chuẩn thường do chính sơ sở đào tạo đó quyết định, hoàn toàn không phải do Bộ giáo dục quy định như nhiều người vẫn lầm tưởng. Không có một mức điểm chuẩn nhất định nào, mỗi năm sẽ có sự thay đổi khác nhau.
Cùng một chuyên ngành nhưng mức điểm chuẩn của các cơ sở đào tạo khác nhau sẽ được quy định khác nhau. Có thể ví dụ: Cùng ngành tài chính ngân hàng nhưng mức điểm chuẩn của chuyên ngành này tại Đại học Ngoại Thương và Học viện Ngân hàng sẽ khác nhau.
Điểm chuẩn chính là mức điểm trúng tuyển của sĩ tử. Nếu thấp hơn mức điểm quy định thì bạn sẽ trượt khỏi chuyên ngành đó.
► XEM THÊM: Những kỹ năng nghề nghiệp giúp bạn trang bị kiến thức và kỹ năng tốt nhất để tìm được công việc phù hợp.
Sự khác nhau giữa điểm chuẩn và điểm sàn
Nhiều người thường hay nhầm lẫn giữa khái niệm điểm chuẩn và điểm sàn. Tuy nhiên, hay loại điểm này hoàn toàn khác nhau. Điểm sàn là mức điểm do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Mức điểm sàn được quy định thường sẽ được dùng là thước đo cho các cơ sở đào tạo Giáo dục dựa vào để đưa ra mức điểm chuẩn của mình.
Thông thường điểm sàn sẽ được công bố ngay sau khi tất cả các sĩ tử đã nhận được điểm của mình. Điểm sàn là điểm được áp dụng theo từng khối thi, không áp dụng cho từng chuyên ngành cụ thể. Tuy nhiên, từ năm 2018 điểm sàn không còn được áp dụng nữa khi thay đổi cơ chế tổ chức thi và xét tuyển Đại học, Cao đẳng.
Tuy nhiên, đến năm 2019 vừa qua mức điểm sàn lại một lần nữa quay trở lại. Cụ thể, với các khối ngành Y mức điểm sàn được căn cứ vào kết quả thi THPT Quốc gia để quy định.
Một số điều cần lưu ý về đăng ký nguyện vọng
Bên cạnh điểm chuẩn nhiều sĩ tử vẫn chưa hiểu đầy đủ chi tiết về “nguyện vọng” hay việc đăng ký nguyện vọng sau khi biết điểm chuẩn. Bạn sẽ được xét nguyện vọng theo thứ tự đăng ký, nếu mức điểm ở nguyện vọng đầu tiên đăng ký đủ trúng tuyển vậy thì bạn không thể xét tuyển các nguyện vọng thứ 2, 3 mà mình đăng ký.
Một số điều cần lưu ý về việc đăng ký nguyện vọng như sau:
- Một thí sinh có quyền đăng ký xét tuyển 2 ngành trong cùng một cơ sở đào tạo. Đặc biệt, năm 2019 đã cho phép thí sinh tự do về số lượng nguyện vọng đăng ký.
- Bạn có thể xét tuyển nguyện vọng thứ 2 nếu không muốn học chuyên ngành theo nguyện vọng 1 dù trúng tuyển. Chỉ cần không nộp phiếu kết quả thi và cơ sở đào tạo có mở thêm đợt xét nguyện vọng 2.
- Thường nguyện vọng 2 sẽ có mức điểm xét tuyển bằng nguyện vọng đầu.
- Các sĩ tử có thể thay đổi, điều chỉnh nguyện vọng của mình khi biết điểm thi
- Nếu xét tuyển bằng học bạ bạn sẽ không bị giới hạn về số lượng trường xét tuyển, nên có thể nộp hồ sơ vào tất cả các cơ sở đào tạo muốn xét tuyển.
Tuy nhiên, mỗi năm quy chế thi cử đều có những sự thay đổi, đặc biệt là trong vòng 3 năm trở lại đây. Vì vậy, những quy định về điểm chuẩn, điểm sàn hay đăng ký nguyện vọng hoàn toàn sẽ có thể bị thay đổi. Vì vậy, các sĩ tử đều cần phải cập nhật thông tin thường xuyên để có thể nắm bắt được tình hình.
Điểm chuẩn là gì? Có thể nói đây là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm. Đặc biệt khi mùa thi cận kề. Mong rằng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp những sĩ tử đang lo lắng có thể hiểu và an tâm hơn. Chúc bạn vượt qua kì thi thật thành công!
► CẬP NHẬT NGAY: Những thông tin mới nhất về tìm việc làm nhanh tại trang tin tức https://news.timviec.com.vn/