Đầu bếp nấu ăn cần gì để thành MasterChef
Nghề đầu bếp nấu ăn luôn là một lĩnh vực được rất nhiều bạn trẻ muốn thử sức và gắn bó lâu dài như một sự nghiệp của riêng mình. Mặc dù có sự hấp dẫn như vậy, nhưng nghề bếp cũng có những sự vất vả riêng và cần các ứng viên có những tố chất để theo được với nghề, thậm chí trở thành một master chef(vua đầu bếp).
Vậy đâu sẽ là những tố chất cần có để các đầu bếp nấu ăn trở thành ngôi sao trong nghề?
Kiến thức về thực phẩm, dinh dưỡng
Nếu bạn muốn trở thành một đầu bếp nấu ăn giỏi, thậm chí có thể lên tới được chức vụ bếp trưởng trong một nhà hàng nổi tiếng thì ngoài việc thành thục các kĩ năng chế biến thực phẩm. Các đầu bếp còn cần phải biết cách lựa chọn nguyên liệu, lên thực đơn đảm bảo sao cho món ăn phải có giá trị dinh dưỡng nhất định cho từng đối tượng khách hàng mà nhà hàng muốn hướng tới. Chính vì lí do đó, có nghiệp vụ kĩ năng làm bếp thôi là chưa đủ, các đầu bếp nấu ăn còn phải học thêm nhiều kiến thức nữa nhằm bổ trợ công việc của mình.
Ham học hỏi, tìm hiểu các xu hướng món ăn mới trên thế giới
Việc liên tục trau dồi kiến thức, tìm hiểu xu hướng nấu ăn ở khắp nơi trên thế giới có thể được các đầu bếp nấu ăn thực hiện ở mọi nơi: từ việc học trên mạng internet cũng như từ chính những người đồng nghiệp đi trước của mình trong nhà hàng. Hãy cố gắng học thật nhiều thứ có thể, từ đó tự sáng tạo ra cho mình những món ăn ngon; mang phong các của rieng bản thân.
Sáng tạo liên tục, không ngừng nghỉ
Sự sáng tạo của người đầu bếp nấu ăn chính là vũ khí chủ đạo nhằm thuyết phục khách hàng quay lại với nhà hàng của bạn. Sự sáng tạo của một đầu bếp có ở khắp mọi nơi, các đầu bếp có thể học hỏi từ những món ăn thú vị trên thế giới, cũng như những món ăn mới lạ ở khắp nơi trong cuộc sống để có thể đưa vào thực đơn nhằm tăng độ hấp dẫn. Chính nhờ sự sáng tạo của các đầu bếp nấu ăn mà mỗi đĩa thức ăn được bày ra cho thực khác luôn là một tác phẩm đem lại sự hứng thú cho người dùng.
Kĩ năng quản lí, tổ chức công việc
Đây là một kĩ năng không chỉ cần có ở những người đầu bếp nấu ăn mà còn là những vị trí làm việc ở các lĩnh vực khác trong cuộc sống. Với những kĩ năng này, các đầu bếp; đặc biệt là những bếp trưởng có thể làm chủ được khu vực của mình và có thể quản lí được các nhân viên dưới quyền. Đặc biệt, nếu như lên các vị trí cao như trưởng ca, quản lí nhà hàng, kĩ năng quản lí lại càng phải được đặc biệt coi trọng.
Khả năng lập kế hoạch chi tiết
Đừng nghĩ các đầu bếp chỉ có mỗi việc cắm mặt vào bếp núc, chảo dầu cả ngày. Nếu muốn trở thành một ông vua đầu bếp, các đầu bếp nấu ăn cần phải có được kĩ năng lập kế hoạch chi tiết xem hôm nay sẽ cần phải làm những món ăn gì, cần phải chuẩn bị những nguyên liệu gì phục vụ việc chế biến cũng như các tình huống phát sinh không đáng có trong quá trình làm việc. Từ đó, mọi công việc trong một ngày sẽ vận hành theo đúng những gì mà bạn muốn.
Kĩ năng quản lí tài chính
Nếu như muốn trở thành một đầu bếp nấu ăn chuyên nghiệp, thậm chí có thể tự mình mở một nhà hàng riêng. Các đầu bếp sẽ thường phải sử dụng tới nó. Việc có thể tính toán nhanh các chi phí về nguyên liệu, gia vị… cần có để phục vụ việc chế biến sao cho vừa tươi, vừa ngon mắt, vừa có giá trị dinh dưỡng nhưng lại không được quá đắt đỏ để có lợi nhuận lớn cho nhà hàng luôn là bài toán khó đối với các đầu bếp.
Kĩ năng làm việc tập thể
Công việc một ngày của một đầu bếp nấu ăn đều phải phối hợp với rất nhiều bộ phận khác nhau như: kiểm tra nguyên liệu đầu vào, phối hợp với các bếp phó, phụ bếp, giải quyết các khiếu nại từ khách hàng nên kĩ năng làm việc nhóm đôi khi lại là thứ rất quan trọng. Một đĩa thức ăn ngon mắt để đưa ra thành phẩm cho thực khách là công sức của rất nhiều người. Chính vì thế, không có kĩ năng giao tiếp tốt đồng nghĩa với việc các đầu bếp tự đào thải mình.
Có sức khỏe tốt, làm việc dưới áp lực cao
Một đầu bếp nấu ăn chuyên nghiệp chỉ có kĩ năng nấu nướng, kiến thức về thực phẩm là điều chưa đủ. Do cường độ làm việc của một đầu bếp thường kéo dài nên các đầu bếp nấu ăn cần có một thể lực rất tốt để theo được với nghề. Chính vì vậy, hầu hết các đầu bếp chính tại các nhà hàng hiện nay đều là những nam giới.
Tinh thần yêu nghề, đam mê ẩm thực
Đam mê và tình yêu với nghề luôn là điều tối quan trọng trong mọi lĩnh vực, và điều đó càng quan trọng hơn nếu bạn là một đầu bếp nấu ăn. Công việc của một đầu bếp thường rất vất vả, đôi khi không được nghỉ ngơi kể cả vào những ngày lễ tết. Do vậy, nếu không có tình yêu mãnh liệt với nghề. Các đầu bếp rất dễ chán nản và không thể trụ lại lâu với nghề được.
Với nhu cầu ăn uống ngày càng tăng cao của thực khách hiện nay, nhu cầu tuyển dụng việc làm đầu bếp nấu ăn vẫn đang rất phát triển. Hãy rèn luyện cho mình những tố chất cần thiết để thành công trên con đường thành vua đầu bếp.
Tham khảo thêm tại đây: