Tư duy phản biện là gì? Cách rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả

Critical Thinking được hiểu là tư duy phản biện, một trong những kỹ năng mà con người ai cũng nên có. Vậy cách để rèn luyện Critical Thinking là gì? Theo dõi bài viết để được giải đáp vấn đề này nha!

Tìm hiểu định nghĩa Critical thinking

Tư duy phản biện là gì? Cách rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả - Ảnh 1
Định nghĩa Critical thinking

Critical thinking là gì?

Critical thinking là thuật ngữ tiếng Anh được dịch ra tiếng Việt có nghĩa là tư duy phản biện. Đây là quá trình phân tích, đánh giá, chất vấn các giả thiết hoặc giả định để một cá nhân có thể hình thành cách suy nghĩ, đưa ra quan điểm trước một vấn đề. Tư duy phản biện bao gồm: phân tích, đánh giá một thông tin đã có theo cách nhìn khác cho vấn đề đặt ra, nhằm mục đích khẳng định tính chính xác.

Những lập luận trong Critical thinking phải được phản biện rõ ràng, có tính logic và đầy đủ các bằng chứng, công tâm. Đây là kỹ năng cần thiết trong công việc và đời sống hiện nay mà mỗi người cần phải rèn luyện.

Tầm quan trọng của Critical thinking

Một số vai trò quan trọng của tư duy phản biện trong thực tế đời sống, công việc cần biết:

  • Tư duy phản biện giúp con người có thể nâng cao về kỹ năng lập luận rõ ràng, đa chiều
  • Tư duy phản biện đóng vai trò quan trọng trong sự thay đổi phát triển nền kinh tế.
  • Cải thiện tư duy sáng tạo, tìm tòi được nhiều giải pháp mới có thể giải quyết các vấn đề, đưa ra những ý tưởng mới, chiến lược kinh doanh hiệu quả
  • Nhìn nhận, đánh giá về bản thân để con người có thể tự điều chỉnh cuộc sống, công việc sao cho phù hợp, đưa ra những quyết định đúng đắn
  • Tư duy phản biện là nền móng của ngành khoa học – xã hội dân chủ. Nó giúp con người có được những suy nghĩ sáng suốt về các vấn đề của xã hội, vượt qua những định kiến xã hội

Tìm hiểu thêm: [Tìm hiểu] YC là gì? Những điều cần biết về YC trong văn bản

Các cấp độ của tư duy phản biện

Tư duy phản biện gồm 6 cấp độ bao gồm: Trình bày nội dung, cấu trúc nói, tranh luận cơ bản, tranh luận hiệu quả, thực hành thường xuyên, tư duy phản biện hiệu quả. Nội dung các cấp độ như sau:

Tư duy phản biện là gì? Cách rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả - Ảnh 2
Kỹ năng tư duy phản biện

Trình bày nội dung

Việc không trình bày rõ ràng một nội dung sẽ khiến cho những cuộc họp, trao đổi mất nhiều thời gian mà chẳng giải quyết được những vấn đề. Vì vậy, cấp 1 mà tư duy phản biện đề cập đến là trình bày rõ ràng một nội dung cụ thể.

Cấu trúc nói

Ở cấp độ này mỗi người sẽ đưa ra những quan điểm, lập luận để có thể bảo vệ cho ý kiến của mình. Do đó, để có thể làm tốt được điều này, các bạn phải có sự chuẩn bị kĩ càng về cách diễn đạt sao cho thật logic để người nghe có thể nắm bắt được những mấu chốt của vấn đề.

Tranh luận cơ bản

ranh luận có thể đến từ hai hoặc nhiều phía với mục đích phản bác ý kiến ban đầu của bạn. Việc bạn cần làm là lập luận khoa học và đưa ra dẫn chứng xác thực để bảo vệ quan điểm hoặc tiếp thu ý kiến của người khác nếu thấy tích cực.

Tranh luận hiệu quả

Những cuộc tranh luận nếu không biết cách tiết chế thì sẽ trở thành những buổi cãi vã gay gắt. Do đó, để tránh xảy ra những trường hợp trên đó thì cần phải nhận định được toàn bộ những giả thiết sẽ được đưa ra sau những ý kiến phản bác và có sự tư duy logic, hiệu quả để có thể phản biện, giải thích lại những ý kiến của mọi người.

Thực hành thường xuyên

Để có thể phát triển Critical thinking cần phải được thực hành một cách thường xuyên. Việc thực hành thường xuyên sẽ giúp cho bạn có tư duy logic hơn khi nhận định, đánh giá về một vấn đề hay lĩnh vực nào đó.

Tư duy hiệu quả

Khi đạt đến cấp độ 5, kỹ năng Critical thinking đã hoàn toàn đáp ứng đầy đủ các yếu tố về sự công bằng, chính trực, can đảm, khiêm tốn, bền bỉ và cảm thông.

Tham khảo – [Giải mã] Workflow là gì? Cách để xây dựng luồng công việc hiệu quả

Phương thức hỗ trợ tư duy phản biện hiệu quả

Tư duy phản biện là gì? Cách rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả - Ảnh 3
Cần có những phương pháp hỗ trợ phát triển hiệu quả

Sơ đồ hóa ý kiến

Thiết lập sơ đồ tư duy là một công cụ hữu hiệu trong việc tổ chức và đánh giá thông tin. Kỹ năng này sẽ giúp các bạn có thể xây dựng được luận điểm một cách rõ ràng. Khi thu nhận thông tin, hãy cố gắng tìm hiểu những nội dung, thông tin liên quan đến lĩnh vực, vấn đề bạn cần giải quyết một cách kĩ càng nhất nhé. Đặc biệt, hãy dựa trên những cơ sở khoa học, logic để đưa ra những mối tương quan và sự kết luận.

Tránh việc thiên vị

Khi đưa ra bất kì một ý kiến nào đó, hãy tuyệt đối tránh việc thiên vị khi chưa xem xét, tìm hiểu kĩ lưỡng. Bởi kết luận của bạn sẽ chỉ mang tính định hướng cảm tính thay vì định hướng phán xét. Hãy học kỹ năng lắng nghe người khác trước khi đưa ra quan điểm của mình. Ngoài ra, nên sử dụng những câu hỏi có thể giúp gia tăng thời gian trao đổi thông tin và lượng thông tin.

Hãy nhớ rằng, critical thinking không chắc đã có thể dẫn đến một kết luận chính xác. Bên cạnh đó, thành kiến sẽ có thể trở thành bức tường ngăn chặn sự thành công của việc tập trung phân tích, đánh giá vấn đề.

Xem thêm: ETA là gì? Lưu ý cơ bản về ETA trong xuất nhập khẩu

Tư duy phản biện là một phương pháp tư duy tích cự, cần được áp dụng trong các lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục. Hi vọng những chia sẻ về khái niệm critical thinking là gì, đã giúp bạn đọc có được những kiến thức hữu ích nhất. Đừng quên những bài viết hấp dẫn khác trên News.timviec nhé!


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.