Công việc nặng nhọc độc hại, lao động được trả lương thế nào
Công việc nặng nhọc độc hại khiến cho lao động bị suy giảm sức khỏe rất nhanh. Vậy, mức lương của các lao động được trả thế nào?
Hơn 500 công việc nặng nhọc, nguy hiểm
Hiện nay, có khá nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về những công việc nặng nhọc độc hại dành cho người lao động. Trong đó, các điển hình của những công việc này gồm:
- Tuần đường, tuần cầu;
- Nung men;
- Sửa chữa, bảo dưỡng, duy tu cầu, đường sắt;
- Đứng máy dệt thoi;
- Khai thác, phát hành báo chí tại trung tâm (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh);
- Nấu thủy tinh;
- Công nhân quản lý đường thủy nội địa…
Xem thêm: Trả lương cho nhân viên như thế nào khi công ty phá sản
Lương của người làm công việc nặng nhọc
Tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP, mức lương thấp nhất của người lao động làm công việc nặng nhọc độc hại hoặc làm việc trong điều kiện môi trường nguy hiểm được quy định như sau:
Cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Ngoài ra, với người làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) thì mức lương thấp nhất cũng phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
Ví dụ về mức lương thấp nhất mà doanh nghiệp phải trả cho lao động làm những ngành nghề nguy hiểm hoặc làm trong các môi trường độc hại; có ảnh hưởng đến sức khỏe
Xem thêm: Công ty nợ lương, nhân viên có được quyền nghỉ việc
Trên đây là một số thông tin về tiền lương cho những công việc độc hại của lao động. Ngoài các khoản lương, nhiều công ty còn hỗ trợ thêm một số khoản phụ cấp độc hại dành cho lao động để giúp hỗ trợ thêm về cuộc sống của những nhân viên làm việc trong các môi trường đặc thù.