Công chứng là gì? Khác biệt giữa công chứng và chứng thực
Công chứng là hành động công chứng viên đứng ra chứng nhận cho các giao dịch dân sự. Cùng đọc tiếp để hiểu rõ hơn công chứng là gì nhé!
- Giấy phép lao động là gì? Người lao động cần chú ý những gì?
- Bản sao là gì? Sự khác biệt giữa bản sao và bản chụp
Công chứng là gì?
Công chứng là việc công chứng viên đứng ra chứng nhận cho các giao dịch dân sự. Mục đích của hành động này là để bảo đảm tính chính xác và hợp lệ, hợp pháp của giao dịch, nội dung giao dịch cũng như các bên tham gia giao dịch ấy. (Bạn cũng có thể tham khảo thêm định nghĩa công chứng là gì trên Wikipedia TẠI ĐÂY).
►►► Tìm hiểu: Tổng hợp các thông tin tìm việc 24h cập nhật liên tục cho giới trẻ.
Chứng thực là gì?
Bạn đã hiểu rõ công chứng là gì thì không thể bỏ qua khái niệm chứng thực là gì bởi chúng có nhiều nét tương đồng và sự liên quan đến nhau. Chứng thực là việc cơ quan có thẩm quyền đứng ra làm chứng cho các giao dịch dân sự. Mục đích của hành động này cũng là để bảo đảm tính chính xác và hợp lệ, hợp pháp của giao dịch và các bên tham gia giao dịch.
Điểm khác biệt giữa công chứng và chứng thực
Không ít vẫn thường nhầm lẫn 2 khái niệm “công chứng” và “chứng thực” bởi chúng có khá nhiều nét tương đồng, tuy nhiên nếu xem xét kỹ thì chúng vẫn có những nét khác biệt đó. Công chứng như 1 sự bảo đảm cho nội dung các bản hợp đồng, các giao dịch; công chứng viên là người chịu trách nhiệm về tính chính xác và hợp pháp của các giao dịch, hợp đồng này. Trong khi đó, chứng thực thường chỉ được thực hiện với các đối tượng như: bản sao giấy tờ, chữ ký trong các văn bản, giấy tờ của người yêu cầu.
Chúng tôi sẽ lấy 1 ví dụ cho bạn dễ hiểu hơn. Ví dụ như anh X và chị Y cùng đi công chứng hợp đồng mua bán giữa 2 bên. Công chứng viên ở văn phòng công chứng sẽ tiến hành kiểm tra giấy tờ tùy thân cũng như các loại giấy tờ liên quan đến tài sản của họ. Tiếp đó, công chứng viên sẽ soạn ra hợp đồng mua bán, đưa cho X và Y ký vào đó rồi chứng nhận vào bên trong hợp đồng mua bán của 2 người này. Như vậy, công chứng viên đã chứng nhận và bảo đảm cho tính chính xác và hợp lệ của giao dịch, nội dung giao dịch và 2 bên tham gia giao dịch.
Còn khi X và Y muốn chứng thực hợp đồng mua bán giữa 2 bên thì họ phải tự soạn hợp đồng rồi đem hợp đồng ấy đến cơ quan có thẩm quyền. Nhân viên ở đó cũng sẽ tiến hành kiểm tra giấy tờ của cả 2 rồi làm chứng cho X và Y về việc họ đã ký vào hợp đồng, về thời gian và địa điểm diễn ra giao dịch. Tuy nhiên, họ không chịu trách nhiệm về nội dung giao dịch giữa 2 bên.
►►► Đọc thêm: Những cẩm nang nghề nghiệp hữu ích nhất cho sinh viên mới ra trường.
Văn bản nào phải công chứng, văn bản nào cần chứng thực?
Pháp luật Việt Nam chưa đưa ra những quy định rõ ràng về việc loại văn bản, giấy tờ nào cần công chứng và loại nào cần chứng thực. Vì vậy, các cá nhân và tổ chức có thể lựa chọn hình thức công chứng hoặc chứng thực tùy theo nhu cầu của họ. Tuy nhiên có 1 thực tế là những giao dịch, hợp đồng được công chứng sẽ bảo đảm được tính hợp pháp tốt hơn và giảm thiểu nhiều rủi ro hơn.
Dưới đây là 1 số loại giao dịch, hợp đồng mà người tham gia bắt buộc phải đem đi công chứng hoặc chứng thực:
- Hợp đồng mua bán nhà ở
- Hợp đồng trao đổi tài sản
- Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
- Hợp đồng chuyển nhượng, tặng/cho, thế chấp… bằng quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
Trên đây là bài viết tổng hợp về công chứng và chứng thực. Bạn đã hiểu rõ công chứng là gì, chứng thực là gì và điểm khác biệt giữa chúng. Đây là những kiến thức cơ bản và rất cần thiết với mỗi chúng ta, chỉ cần bạn là công dân Việt Nam thì nên biết và nhớ kỹ!
►►► Khám phá: Những trang tuyển dụng miễn phí cho các ứng viên mới ra trường hiện nay.