Bản sao là gì? Sự khác biệt giữa bản sao và bản chụp
Bản sao là bản ghi chép đầy đủ hoặc 1 phần củ bản chính, bản gốc. Hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn bản sao là gì nhé!
- Training là gì? Đối tượng và lý do nên tiến hành training
- Lợi nhuận là gì? Vai trò và cách để tăng lợi nhuận bền vững
Bản sao là gì?
Bản sao là văn bản ghi chép/thể hiện một phần hoặc đầy đủ toàn bộ nội dung của bản chính, bản gốc. Nó phải được trình bày theo đúng thể thức quy định. (Bạn cũng có thể tham khảo thêm định nghĩa bản sao là gì trên Wikipedia TẠI ĐÂY để có 1 cái nhìn đầy đủ và bao quát hơn).
Các bản sao phải được tiến hành sao chép từ bản chính hoặc bản sao y bản chính. Bản sao phải ghi rõ ngày, tháng, năm và phải được cơ quan có thẩm quyền kí chứng thực xác nhận thì mới được tính là hợp lệ. Những cơ quan có đủ thẩm quyền để chứng thực, xác nhận bản sao gồm có:
- Cơ quan ban hành văn bản và có lưu trữ bản chính
- Phòng công chứng, UBND các cấp
►►► Tìm hiểu: Tổng hợp các thông tin tìm việc làm cập nhật liên tục cho giới trẻ.
Bản sao có mấy loại?
Tiếp nối phần khái niệm bản sao là gì, chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu xem bảo sao được chia thành những loại nào nhé!
- Bản sao y bản chính: Nội dung sao chép y nguyên từ bản chính
- Bản trích sao: Bản sao có nội dung thể hiện một phần nội dung của văn bản chính; được sao chép từ bản chính
- Bản sao lục: Bản sao có đầy đủ nội dung như bản chính nhưng được sao chép từ bản sao y bản chính chứ không phải bản chính.
Bản sao có hiệu lực trong bao lâu ?
Pháp luật Việt Nam hiện tại không có quy định cụ thể về hiệu lực của 1 bản sao hợp lệ. Vì vậy, chúng ta có thể hiểu rằng hiệu lục của nó là vô thời hạn. Tuy nhiên điều này sẽ gây ra nhiều bất cập khi áp dụng vào thực tế. Để khắc phục những bấp cập ấy, nhiều cơ quan, đơn vị đã thống nhất rằng các bản sao chỉ có hiệu lực trong vòng 6 tháng kể từ ngày nó được công chứng/chứng thực. Điều này thực ra không đúng với quy định của pháp luật của nước ta, tuy nhiên nó lại là một giải pháp hợp lý, được nhiều cơ quan, đơn vị tán thành và áp dụng rộng rãi.
►►► Đọc thêm: Cẩm nang nghề nghiệp hữu ích nhất cho công việc hiện nay.
Sự khác nhau giữa bản sao và bản chụp là gì?
Sau khái niệm bản sao là gì, chúng ta hãy tìm hiểu bản chụp là gì và điểm khác biệt giữa chúng nhé!
Bản chụp là gì?
Pháp luật Việt Nam không có quy định chính thức hay cách định nghĩa cụ thể về bản chụp nhưng bạn có thể hiểu rằng bản sao là hành động sao chép trên giấy tờ còn bản chụp là hình ảnh sao chép được tạo ra bằng cách sử dụng các loại thiết bị như máy ảnh, điện thoại… để chụp lại bản gốc , sau đó in ra và sử dụng. Bản chụp không có giá trị pháp lý trong các công việc liên quan tới cơ quan Nhà nước.
Điểm khác biệt giữa bản sao và bản chụp
+ Về hình thức:
- Bản sao được in ra trên giấy dựa trên bản chụp; có nội dung đầy đủ và chính xác không khác gì bản gốc; đã được công chứng/chứng thực ở cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
- Bản chụp: Có thể in ra trên giấy hoặc lưu lại trong thiết bị chụp; người ta thường không đem bản chụp đi công chứng hay chứng thực
+ Về giá trị pháp lý:
- Bản sao được công chứng, chứng thực sẽ có giá trị về mặt pháp lý
- Bản chụp không có giá trị về mặt pháp lý trong các công việc liên quan tới cơ quan Nhà nước
Trên đây là bài viết tổng hợp xoay quanh khái niệm bản sao là gì và những điểm khác biệt của nó so với bản chụp. Hi vọng đây sẽ là những hiểu biết hữu ích đối với bạn!
►►► Khám phá: Những thông tin tuyển dụng hot nhất hiện nay.