Concierge là gì? Mô tả công việc của một concierge cần nắm rõ
Concierge là nhân viên hỗ trợ khách hàng thuộc bộ phận tiền sảnh trong khách sạn. Vị trí này chịu trách nhiệm hỗ trợ khách hàng lưu trú và vãng lai.
Công việc của một nhân viên tiền sảnh trong khách sạn là bộ mặt trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và hội trợ khách hàng. Bởi vậy, nhân viên tiền sảnh cần phải có khả năng giao tiếp tốt và nhanh nhẹn xử lý công việc trong mọi tình huống bất ngờ. Và người thực hiện giữ vị trí quan trọng chính là Concierge.
Vậy để nắm rõ hơn Concierge là gì bạn cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết này nhé!
Concierge là gì?
Concierge là vị trí làm việc tại tiền sảnh của khách sạn và nhiều công việc theo yêu cầu riêng của khách hàng nhưng công việc chính là hỗ trợ khách hàng. Với vị trí này Concierge chịu trách nhiệm hỗ trợ và thực hiện những yêu cầu mà khách hàng lưu trú và vãng cùng với hai vị trí Doorman và Bellman phục vụ khách hàng.
Concierge còn có nghĩa tiếng Pháp là người gác cổng phụ trách việc thắp nến trong cung điện và từ ý nghĩa này thì trong tiếng anh Concierge chính là người phục vụ dịch vụ khi khách yêu cầu.
Ở những khách sạn lớn đặc biệt tại các nước Châu Âu thì Concierge có nhiệm vụ phục vụ khách hàng như hỗ trợ hành lý, bữa ăn, thu hay các dịch vụ riêng do khách yêu cầu.
► Khám phá ngay: Những thông tin tìm việc hấp dẫn nhất hiện nay dành cho các ứng viên.
Công việc cụ thể của một nhân viên concierge là gì?
Cho thuê mượn trang thiết bị
- Phục vụ những nhu cầu mà khách hàng mong muốn khi khách hàng có nhu cầu mượn hay thuê đồ.
- Kiểm tra chi phí của khách phải trả hay đặt cọc theo nội của khách sạn và báo cho khách hàng.
- Ghi lại thông tin món đồ vào sổ có đầy đủ thông tin của khách hàng: Tên, số phòng, ngày thuê và xuất hóa đơn chứng từ có chữ ký của khách hàng.
- Các giấy tờ, văn bản cho thuê và hồ sơ của khách hàng tại quầy lễ tân để đối chiếu lại khi khách trả lại đồ.
Hỗ trợ kỹ thuật hay công nghệ thông tin
- Hỗ trợ khách hàng khi khách hàng những nhu cầu về dịch vụ sử dụng công nghệ thông tin cần xử lý khi có tình trạng hỏng hóc và không hoạt động bình thường.
- Thông báo mật khẩu wifi cho khi khách hàng khi khách lên nhận phòng.
- Chuẩn bị một dây nối điện hay phích cắm điện khi khách hàng cần tới.
- Lưu trữ đầy đủ thông tin liên lạc tại địa phương để báo cáo khi có công việc bất ngờ cần sự can thiệp.
Hỗ trợ tổ chức du lịch
- Chuẩn bị sẵn tài liệu du lịch trên quầy.
- Giới thiệu cho khách hàng những địa điểm tham quan du lịch.
- Cung cấp đến khách hàng những dịch vụ du lịch, điểm du lịch và hỗ trợ đặt dịch vụ du lịch.
- Giúp khách hàng chuẩn bị vật dụng cần thiết khi đi du lịch.
Hỗ trợ sắp xếp phương tiện vận chuyển
- Liên kết với đội ngũ tài xế để thuận tiện cho việc di chuyển và vận chuyển của khách hàng thuận lợi.
- Xác nhận nơi đến của khách hàng với lái xe để xác định được chi phí cho khách hàng trước khi lên xe di chuyển.
- Trực tiếp làm việc với công ty chuyên cho thuê xe uy tín để phục vụ nhu cầu khách tự lái xe.
- Giới thiệu cho khách hàng những địa chỉ cung cấp dịch vụ cho thuê xe uy tín.
- Cập nhật được tình hình phương tiện di chuyển và số điện thoại hỗ trợ của các hãng hàng không.
Xử lý thư và bưu kiện cho khách:
- Xác thực thông tin của khách hàng để theo dõi bưu phẩm thư từ, fax, bưu điện khi khách hàng đang sử dụng dịch vụ ở khách sạn hay sắp hết thời gian lưu trú.
- Lưu trữ thư, bưu phẩm nơi thích hợp tránh làm thất lạc.
- Thông báo đến khách hàng khi có thư, bưu kiện.
- Đối chiếu thông tin trước khi đưa đến tay khách hàng.
- Gạch những thông báo sau khi đã trao thư, bưu kiện đến khách hàng.
- Gửi lại thư, bưu phẩm khách hàng trong trường hợp kháchhàng đã check out và ghi lại vào sổ thông tin.
Sắp xếp báo thức
- Note lại thời gian yêu cầu báo thức của khách hàng.
- Xác nhận lại với khách hàng thời gian và số phòng để kiểm tra chi tiết.
- Cài đặt báo thức cho khách hàng trên hệ thống.
- Gọi điện đến khách hàng đúng giờ khách yêu cầu nếu không có hệ thống báo thức đặt trước.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây các bạn sẽ hiểu hơn về vị trí Concierge là gì. Nếu bạn đang tìm hiểu nghề nghiệp này thì đừng quên tích lũy thêm những hiểu biết để không bỡ ngỡ khi vào nghề nhé.