Cơ hội việc làm và mức lương ‘khủng’ của bếp trưởng
Nghề đầu bếp hiện đang rất hot, mang đến nhiều điều thú vị, đồng thời mở ra nhiều cơ hội việc làm và mức lương hậu hĩnh, nhất là với vị trí bếp trưởng.
Nghề đầu bếp đang thu hút rất nhiều người, tại Mỹ, lĩnh vực này thuộc top 14 công việc có mức lương cao nhất, còn ở Việt Nam thì người làm bếp cũng nhận về thu nhập cực kì khá khẩm, đặc biệt vai trò bếp trưởng.
Cơ hội việc làm của bếp trưởng
Bếp trưởng là vị trí cao nhất trong sự nghiệp của người làm bếp, để lên được chức vụ này thì người đầu bếp đã phải tôi luyện, rèn giũa qua một quá trình làm việc rất dài từ thực tập -> phụ bếp -> đầu bếp hoặc nhân viên bếp -> bếp phó sau đó mới lên bếp trưởng. Mỗi giai đoạn đều phải nỗ lực thể hiện tay nghề cũng như năng lực của mình.
Không chỉ có khả năng nấu ăn ngon, chuyên môn sâu rộng, đam mê với nghề, am hiểu ẩm thực, nắm vững kiến thức, người làm bếp trưởng cần phải có đủ kỹ năng, kinh nghiệm, không ngừng sáng tạo để chế biến những món ăn mới, tìm ra hương vị khác biệt, làm nên phong cách nấu ăn của riêng mình.
Bên cạnh đó, bếp trưởng cần phải có khả năng vận dụng ghi nhớ những kiến thức ẩm thực cơ bản, phương pháp chế biến, bảo quản, lập kế hoạch làm việc hiệu quả, biết cách tổ chức, sắp xếp, điều phối cấp dưới, thêm nữa là kỹ năng quản lý chi tiêu.
Công việc của người bếp trưởng không chỉ là nấu nướng chính mà còn phải biết cách chỉ đạo mọi người trong bếp, đảm bảo việc phục vụ các món ăn trong nhà hàng, khách sạn diễn ra suôn sẻ.
Cũng bởi vai trò quan trọng như vậy mà cơ hội việc làm của bếp trưởng cực kì nhiều, luôn được các nhà hàng, khách sạn ‘săn đón’, có nhiều cơ hội làm việc ở nước ngoài với những chế độ ưu đãi vô cùng hấp dẫn. Có thể nói, bếp trưởng là một công việc danh giá, được nhiều người kính nể và ngưỡng mộ, dễ dàng được mời về làm trong các địa điểm uy tín, nổi tiếng.
Nghề làm đầu bếp tuy nhiều vất vả nhưng nếu đam mê, làm việc hết mình thì bạn sẽ nhận lại những thành quả xứng đáng từ chúng. Vị trí bếp trưởng chính là động lực của những người theo nghề này, do vậy hãy cố gắng trau dồi khả năng, không ngại khó khăn để đạt được kết quả tốt đẹp.
Mức lương của bếp trưởng
Cùng với sự phát triển của các lĩnh vực giải trí, du lịch, làm đẹp,… thì ẩm thực cũng ngày càng được chú trọng. Người dân có nhiều nhu cầu thưởng thức các món ăn ngon hơn, thường xuyên ra ngoài ăn uống hơn trước, do đó công việc đầu bếp lại càng có nhiều triển vọng.
Để giữ được uy tín, khiến thực khách nhớ đến nhiều hơn thì các nhà hàng, khách sạn không tiếc tiền mời những đầu bếp giỏi về làm việc cùng mức lương cao ngất ngưởng.
Theo một vài khảo sát thì hiện nay mức lương của bếp trưởng tại Việt Nam (chưa bao gồm thưởng) khoảng 20 – 30 triệu/tháng. Thu nhập này quả thực khiến nhiều người mơ ước, chưa kể nếu làm việc trong khách sạn lớn hoặc tại môi trường nước ngoài thì con số đó có thể tăng lên rất nhiều. Ví dụ: Ở Canada bếp trưởng đạt ít nhất 53.856 CAD/năm, tại Mỹ là ~9.000 USD/tháng.
Mức lương cao như vậy, song bếp trưởng còn có được những khoản trợ cấp, thưởng thêm khác, khiến tổng thu nhập lớn hơn so với thực tế, cùng với đó là nhiều chế độ đãi ngộ hấp dẫn, tăng lương thường xuyên trong một năm làm việc. Người bếp trưởng cũng đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của một nhà hàng, khách sạn.
Kỹ năng cần có ở bếp trưởng
Nghề đầu bếp đòi hỏi bạn phải có đam mê mãnh liệt với công việc như vậy mới đủ động lực vượt qua thử thách, khó khăn để gắn bó và phát triển sau này. Ở cương vị một bếp trưởng bạn phải có khả năng sáng tạo không ngừng, liên tục rèn luyện tay nghề, trước tiên là phải tìm hiểu, nghiên cứu sách vở sau đó là thực hành, vận dụng một cách thuần thục, khéo léo kiến thức để chế biến món ăn.
Kỹ năng nấu nướng không phải bẩm sinh đã có, đòi hỏi người đầu bếp phải trải qua quá trình rèn luyện rất chăm chỉ, làm việc nghiêm túc và có tinh thần học hỏi, chịu trách nhiệm cao.
Kiến thức chuyên môn là yếu tố bắt buộc với người đầu bếp, bếp trưởng cần phải có được kỹ năng chuyên môn sâu rộng, công thức chế biến, kỹ thuật sử dụng các dụng cụ trong nhà bếp đều phải thành thạo. Từ các món dễ đến khó, đều phải thực hiện được, do đó ngoài khả năng sáng tạo, trình độ còn phải liên tục đổi món mới, có khả năng ghi nhớ và vận dụng tốt.
Song song với kỹ năng cứng liên quan đến tay nghề, khả năng quản lý và điều hành các công việc trong bếp thì người bếp trưởng còn phải có kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm tốt.
Để đảm bảo việc nấu nướng với số lượng lớn, phục vụ cho khách hàng trong một cơ quan, đơn vị khách sạn, nhà hàng nào đó thì người đầu bếp không thể làm hết được một mình, do vậy họ phải biết cách điều phối các đầu bếp còn lại thực hiện một cách nhịp nhàng, hiệu quả để hoàn thành nhiệm vụ.
Ngành đầu bếp càng ngày càng thu hút nhiều sự quan tâm của mọi người, người làm bếp trưởng cũng có được vị trí xã hội nhất định, không chỉ được mời chào vào làm tại các nhà hàng, khách sạn lớn mà còn nhận về thu nhập cực kỳ hấp dẫn. Đây chính là động lực lớn cho những ai đang theo đuổi con đường ẩm thực.
Tham khảo thêm:
➣➣ Hé lộ mức lương đầu bếp không phải ai cũng biết
➣➣ Đầu bếp nổi tiếng nhận lương bao nhiêu?
➣➣ Những tố chất cần có để làm đầu bếp chuyên nghiệp
Lựu Nguyễn