Chính sách mới về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế năm 2022 [UPDATE]

Các chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế sẽ có những sự thay đổi mới trong năm 2022. Người lao động muốn nắm rõ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Tăng tuổi nghỉ hưu

Chính sách mới về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế năm 2022 [UPDATE] - Ảnh 1

Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2022, tuổi nghỉ hưu của người lao động sẽ được quy định như sau:

– Đối với điều kiện lao động bình thường, kể từ năm 2022 tuổi nghỉ hưu của lao động nam là đủ 60 tuổi 3 tháng và của lao động nữ là đủ 55 tuổi 4 tháng (hiện hành tuổi nghỉ hưu của lao động nam là đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi);

Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ; đến năm 2028, lao động nam nghỉ hưu khi đủ 62 tuổi và đến năm 2035, lao động nữ nghỉ hưu khi đủ 60 tuổi.

► Cập nhật thêm: Hưởng lương hưu kể cả trong trường hợp không đi làm

Thay đổi trong tỷ lệ hưởng lương hưu

Chính sách mới về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế năm 2022 [UPDATE] - Ảnh 2

Đối với nam

  • Trường hợp bắt đầu nghỉ hưu trong năm 2022: Đóng đủ 19 năm bảo hiểm xã hội thì được 45% (hiện hành nghỉ hưu năm 2020, đóng đủ 18 năm bảo hiểm xã hội thì được 45%)
  • Trường hợp bắt đầu nghỉ hưu từ 1 tháng 1 năm 2022, đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội thì được 45%

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động được tính thêm 2%; Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa bằng 75%.

Đối với nữ

Đóng đủ 15 năm bảo hiểm xã hội thì được 45%; sau đó, cứ cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%; tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa bằng 75%.

Xem thêm: Nhận bảo hiểm xã hội 1 lần: 5 trường hợp lao động cần biết

Thay đổi mức đóng bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh

Chính sách mới về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế năm 2022 [UPDATE] - Ảnh 3

Từ ngày 1 tháng 1 năm 2022, trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi KCB không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế mức hưởng khi đi khám đúng tuyến) theo tỷ lệ sau đây:

– Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú

– Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 1 tháng 1 năm 2022 trong phạm vi cả nước (Hiện nay chỉ được thanh toán 60% chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng của thẻ bảo hiểm y tế).

– Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám chữa bệnh.

Xem thêm: Bảo hiểm xã hội một lần có nên rút khi chưa đủ tuổi hưởng lương hưu?

Căn cứ pháp lý: Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014).

Mức đóng bảo hiểm y tế năm 2022

1. Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức:

– Mức đóng bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động.

– Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;

– Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;

Lưu ý: Trường hợp đối tượng trên có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.

2. Đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng: Mức đóng bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động.

3. Đối với gười lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi: Mức đóng bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản.

4. Đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp: Mức đóng bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp.

5. Trường hợp tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình

Mức đóng bảo hiểm y tế như sau:

– Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở.

– Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;

– Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế trong trường hợp này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.

Lưu ý: Đối với đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng thì không áp dụng giảm trừ mức đóng theo quy định trên.

6. Đối với các đối tượng khác: Mức đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở.

– Trường hợp đối tượng tham gia bảo hiểm y tế là thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội, thân nhân của công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân, thân nhân của người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau thì đóng bảo hiểm y tế theo thứ tự như sau: Do người lao động và người sử dụng lao động đóng; do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng; do ngân sách nhà nước đóng; do người sử dụng lao động đóng.

Bị nhiễm Covid ngươi lao động có được hưởng BHXH một lần?

Pháp luật cho phép người lao động được nhận bảo hiểm xã hội 1 lần nếu có yêu cầu và đủ điều kiện. Theo đó, nếu không may bị nhiễm Covid-19 buộc nghỉ việc để cách ly, chữa trị thì người lao động có thuộc trường hợp được nhận bảo hiểm xã hội 1 lần không là câu hỏi của nhiều người.

Căn cứ theo điểm c Khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 4 Thông tư  56/2017/TT-BYT quy định các bệnh được hưởng chế độ  BHXH 1 lần gồm:

(1) Ung thư;

(2) Bại liệt;

(3) Xơ gan cổ chướng;

(4) Phong, lao nặng;

(5) Nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS đồng thời không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn;

(6) Các bệnh, tật khác ngoài các bệnh quy định trên có mức suy giảm khả năng lao động hoặc mức độ khuyết tật từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

Như vậy, căn cứ theo quy định tại mục (6), người lao động nếu nhiễm Covid-19 mà dẫn đến suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn thì được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần.

Đối với trường hợp này, người lao động cần có Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa thể hiện tình trạng suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không tự phục vụ được.

Nguồn: Người lao động


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Eyeplus Online

Địa chỉ: Số 81, ngõ 68, đường Cầu Giấy, Tổ 05, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.