Chỉ số CPI là gì? Vấn đề thường gặp phải khi tính CPI
CPI là chỉ số giá tiêu dùng. Nếu bạn muốn có một cái nhìn rõ nét hơn về khái niệm chỉ số CPI là gì thì hãy đọc bài viết dưới đây nhé!
- Cổ phần là gì? Các loại cổ phần và đặc điểm của chúng
- Chỉ số KPI là gì? KPI hiệu quả phải đáp ứng những tiêu chí nào?
Chỉ số CPI là gì?
CPI là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Consumer Price Index”, nó có nghĩa là chỉ số giá tiêu dùng. (Bạn có thể tham khảo thêm khái niệm chỉ số CPI là gì trên Wikipedia TẠI ĐÂY). Chỉ số này dùng để đo lường mức giá trung bình của giỏ hàng hóa/dịch vụ mà người tiêu dùng điển hình thường mua.
Nói 1 cách rõ ràng hơn thì chỉ số CPI phản ánh mức độ thay đổi của giá hàng tiêu dùng theo đơn vị thời gian. Chỉ số này được đánh giá là chỉ mang tính chất tương đối chứ không phải tuyệt đối bởi nó lấy 1 giỏ hàng hóa làm đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng.
►►► Tìm hiểu: Những thông tin tìm việc nhanh nhất cho giới trẻ hiện nay.
Ý nghĩa của CPI
Sau khi bạn đã hiểu rõ chỉ số CPI là gì thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ý nghĩa của loại chỉ số này nhé!
Chỉ số CPI phản ánh mức độ biến động của giá hàng hóa tiêu dùng của người dân, vì vậy nó thường được sử dụng với mục đích theo dõi sự tăng giảm chi phí sinh hoạt theo thời gian. CPI tỉ lệ thuận với mức giá trung bình của hàng hóa: khi nó tăng thì giá tăng, khi nó giảm thì giá cũng giảm.
CPI cũng có quan hệ mật thiết đến sự phát sinh lạm phát/giảm phát. Sự thay đổi chỉ số CPI là 1 trong số các nguyên nhân gây ra tình trạng lạm phát hoặc giảm phát; nó có thể khiến cho cả 1 nền kinh tế bị suy sụp.
Ai cũng biết rằng khi giá hàng hóa tăng “chóng mặt” đến mức không kiểm soát nổi thì lạm phát sẽ trở thành siêu lạm phát và sẽ gây tác hại lớn cho nền kinh tế quốc gia. Ngược lại, khi chỉ số CPI sụt giảm quá đà sẽ gây nên tình trạng giảm phát. Nó khiến nền kinh tế đất nước bị suy thoái và là nguyên nhân chính gây ra tình trạng thất nghiệp.
►►► Khám phá: Những cẩm nang nghề nghiệp hữu ích nhất cho công việc hiện nay.
Chỉ số CPI được áp dụng ra sao trong thực tế?
- CPI là 1 chỉ số kinh tế và việc tính toán nó sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế quốc gia nói chung và các doanh nghiệp, người tiêu dùng nói riêng. Tất cả mọi người sẽ có sự chuẩn bị tốt (cả về tinh thần và vật chất) trước khi giá cả hàng hóa có sự thay đổi.
- Chỉ số CPI được sử dụng để điều chỉnh thu nhập của người dân, chính phủ sẽ dựa vào đó để điều chỉnh mức lương cơ ban cho người lao động.
- CPI cũng được coi là 1 thước đo lạm phát bởi nó có sự liên quan mật thiết đến vấn đề này.
Các vấn đề thường gặp khi tính toán CPI
Chỉ số CPI chỉ lấy 1 giỏ hàng hóa cố định để làm cơ sở tính toán, việc này là nguyên nhân nảy sinh nhiều vấn đề bất cập. Dưới đây là 1 số vấn đề chúng ta thường gặp phải khi tính chỉ số CPI:
- CPI không phản ánh toàn bộ hàng hóa tiêu dùng bởi vì nó chỉ lấy 1 giỏ hàng hóa cố định để làm cơ sở tính toán. Khi giá 1 mặt hàng tăng nhanh hơn các mặt hàng khác thì người tiêu dùng chắc chắn sẽ tạm dừng việc mua sản phẩm giá cao ấy mà chuyển qua mua các sản phẩm tương tự có giá rẻ hơn. Tình trạng này sẽ khiế chỉ số CPI cao hơn mức giá hàng hóa trong thực tế.
- Vì sử dụng giỏ hàng cố địng nên chỉ số CPI cũng không phản ánh được sự xuất hiện của các loại hàng hóa mới. Mức chi phí mà nó đánh giá chắc chắn cao hơn ngoài thực tế.
- CPI cũng không phản ánh được sự tăng giảm của chất lượng hàng tiêu dùng bởi theo lý thuyết thì khi 1 mặt hàng tăng giá thì chất lượng của nó cũng tăng theo. Đó cũng là lý do nó thường hay phóng đại mức giá hàng hóa lên.
Trên đây là bài tổng hợp đầy đủ và chi tiết về CPI. Bạn chắc hẳn đã nắm được chỉ số CPI là gì, tầm quan trọng và ứng dụng thực tế của nó cũng như 1 số vấn đề nảy sinh khi tính CPI. Hi vọng những kiến thức này sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong công việc và cuộc sống!
►►► Xem thêm: Những ngành đang tuyển dụng nhân sự hot nhất hiện nay.