Chi phí bán hàng là gì và các biện pháp tiết kiệm chi phí bán hàng
Để tạo nên được sản phẩm tốt cũng như có được quy trình bán hàng hiệu quả. Việc phải đổ tiền để xây dựng quy trình bán hàng là điều bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải làm. Vậy chi phí bán hàng là gì?
- Giới thiệu tổng quát về quản trị bán hàng cần nắm rõ
- Doanh thu bán hàng là gì và làm thế nào để tăng doanh thu
Chi phí bán hàng là gì
Để có thể hiểu chi phí bán hàng là gì chúng ta có thể định nghĩa chi phí bán hàng là một loại chi phí dùng để xây dựng quy trình bán hàng sao cho thật hiệu quả. Tùy theo đặc điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp, việc xác định được chính xác chi phí bán hàng là gì sẽ cần có thêm nhiều yếu tố khác nhau.
Và chi phí bán hàng hiện nay bao gồm:
- Chi phí nhân viên: Đây là khoản tiền cần phải trả cho các nhân sự phục vụ trong quy trình bán hàng gồm, nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, vận chuyển… Chủ yếu bao gồm tiền lương cho nhân viên cũng như các khoản bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật
- Chi phí vật liệu, bao bì: đây là loại chi phí dùng cho việc giữ gìn, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ trong quá trình đóng gói, bảo quản cũng như vận chuyển sản phẩm…
- Chi phí dụng cụ: loại chi phí này phục vụ cho việc tiêu thụ hàng hóa như: phương tiện làm việc, phương tiện đo lường…
- Khấu hao: đây là chi phí mà các doanh nghiệp sẽ phải trả nếu như sản phẩm của mình bị trễ hẹn giao hàng và phải để lại ở kho bảo quản, bến bãi…
- Bảo hành: thường dùng để sửa chữa các sản phẩm, hàng hóa nếu trong trường hợp sản phẩm có lỗi kĩ thuật cần phải sửa gấp để kịp tiến độ giao cho khách hàng
- Chi phí phát sinh khác: Đây là loại chi phí thường xảy ra ngoài các khoản tiền đã kể trên. Có thể ví dụ như: việc tiếp khách ở bộ phận bán hàng, chi phí quảng cáo, chi phí hội nghị khách hàng…
Các nhân tố ảnh hướng tới chi phí bán hàng là gì
Bên cạnh việc hiểu được chi phí bán hàng là gì và chi phí bán hàng gồm những gì. Các doanh nghiệp cũng cần phải biết được đâu là những nhân tố ảnh hưởng tới chi phí bán hàng của một doanh nghiệp.
Khả năng tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm
Quá trình sản xuất sản phẩm hàng hoá và dịch vụ là quá trình thực hiện sự kết hợp chặt chẽ các yếu tố đầu vào khác nhau như lao động, vật tư, kỹ thuật… nhằm mục đích cho ra đời một sản phẩm có chất lượng tốt.
Khả năng tổ chức sản xuất có tốt hay không chính là sự ảnh hưởng trực tiếp đến việc tạo ra số lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ, cũng như chất lượng của sản phẩm và nó tác động trực tiếp đến chi phí bán hàng là gì cũng như giá cả của sản phẩm đó khi đưa ra thị trường
Khả năng bán sản phẩm hàng hoá và dịch vụ :
Sau khi doanh nghiệp đã sản xuất được sản phẩm hàng hoá. Khâu tiếp theo sẽ là phải tổ chức bán với giá cao sản phẩm của mình để có được lợi nhuận cao phục vụ quá trình tái đầu tư.
Chi phí bán hàng của hoạt động kinh doanh chỉ có thể thu được sau khi bộ phận bán hàng thực hiện tốt việc chào bán sản phẩm trên thị trường. Để thực hiện tốt công tác này và có được chi phí bán hàng tốt thì doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng các mặt hàng hoạt động về tổ chức mạng lưới kênh tiêu thụ sản phẩm, công tác quảng cáo marketing, các phương thức bán và dịch vụ sau bán hàng. Tất cả những yếu tố trên ảnh hưởng rất nhiều tới chi phí bán hàng là gì của doanh nghiệp
Biện pháp chủ yếu để tiết kiệm chi phí bán hàng
Các doanh nghiệp hiện nay luôn cần phải tìm ra các biện pháp khác nhau để có thể tiết kiệm chi phí bán hàng. Vậy biện pháp nào thường dùng để tiết kiệm chi phí bán hàng?
Các biện pháp về công nghệ
- Thường xuyên đổi mới, nâng cấp các công nghệ sản xuất mới trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Mặc dù vậy, đây là công việc cần rất nhiều vốn. Do đó, doanh nghiệp cần phải có các biện pháp cụ thể để có thể giải quyết bài toán tài chính về nguồn vốn đầu tư dành cho doanh nghiệp.
- Nâng cao trình độ tổ chức lao động của nhân sự trong doanh nghiệp. Tránh tối đa các thiệt hại trong quá trình sản xuất, từ đó có thể tiết kiệm chi phí và tối đa hóa lợi nhuận.
- Tăng cường việc giám sát tài chính, định giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
Các biện pháp về công tác quản lí chi phí bán hàng là gì
- Kế hoạch tài chính cần phải được lập rõ ràng, bên cạnh đó, các nhân sự cần phải ý thức được việc tiết kiệm chi phí để đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra của doanh nghiệp.
- Đối với các khoản chi phí bán hàng liên quan đến nguyên vật liệu, doanh nghiệp cần phải xây dựng được định mức tiêu hao về vật tư sao cho thật phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Đồng thời cần phải kiểm tra chặt chẽ từng hóa đơn vật tư được sử dụng.
- Các doanh nghiệp cần có những chỉ tiêu việc làm phù hợp với từng người để từ đó có thể đánh giá về mức lương thưởng dành cho từng lao động. Bên cạnh đó, các khoản chi phí phát sinh trong chi phí bán hàng cần phải được khống chế ở một mức độ nhất định. Các khoản này cần phải có chứng từ pháp lí đầy đủ nếu doanh nghiệp không muốn mình dính vào các cơ quan pháp luật hiện nay.
Minh Anh Nguyen