Chăm sóc khách hàng là gì? Mức thu nhập bao nhiêu?
Dù hoạt động tại bất kỳ lĩnh vực nào thì khách hàng vẫn là những người giúp cho doanh nghiệp được phát triển và hoạt động tốt nhất. Việc duy trì và mở rộng mối quan hệ khách hàng chính là giúp cho thương hiệu được tồn tại và có chỗ đứng lâu bền trên thị trường. Để hiểu hơn về chăm sóc khách hàng là gì? Cùng theo dõi rõ hơn ở bài viết sau nhé!
Chăm sóc khách hàng là gì?
Chăm sóc khách hàng ( Hay tiếng anh là Customer Care) là tất cả công việc liên quan đến tư vấn, giải đáp để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Hướng đến mục tiêu giữ chân khách gắn bó lâu dài với công ty. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh doanh ngày càng cạnh tranh thì bộ phận này càng được chú trọng để đem đến sự hài lòng, đưa doanh nghiệp phát triển vượt bậc.
Xem thêm: 5 bước xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp cho doanh nghiệp
Khi bộ phận chăm sóc khách hàng hoạt động tốt cũng là lúc doanh nghiệp cũng được nâng cao chất lượng và vị thế trên thị trường. Dù sản phẩm/dịch vụ chưa thực sự hoàn hảo, nhưng khâu chăm sóc khách tốt chu đáo, thì tỷ lệ khách quay lại tiếp tục trải nghiệm là rất cao.
Ngoài ra, khi khách hàng ấn tượng với cách phục vụ của công ty, họ còn có thể biến thành đại sứ thương hiệu bằng hình thức mạng xã hội hoặc truyền miệng, chia sẻ và giới thiệu đến nhiều người biết đến.
Công việc chăm sóc khách hàng là làm gì?
Tùy thuộc vào từng lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động, tính chất công việc của chăm sóc khách hàng sẽ có sự thay đổi khác nhau. Tuy nhiên, vẫn thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:
Xem thêm: Cách viết CV chăm sóc khách hàng chuẩn nhất hiện nay
- Thực hiện lập kế hoạch chăm sóc các khách hàng VIP, thân thiết,….
- Phối hợp cùng các bộ phận có liên quan triển khai thực hiện kế hoạch
- Lên chiến dịch khuyến mãi, quảng cáo, tri ân khách hàng.
- Xây dựng nội dung các kênh truyền thông để tiếp cận và cập nhật các chương trình khuyến mãi, thông tin về sản phẩm,….
- Thực hiện kế hoạch tặng quà và chúc khách hàng nhân các dịp lễ
- Thực hiện tiếp nhận và xử lý các phản hồi từ khách hàng.
- Xử lý các khiếu nại về sản phẩm.dịch vụ, hỗ trợ khách hàng tìm hướng giải quyết
- Khảo sát và đo lường mức độ hài lòng của khách hàng về sản phẩm để có những phương án điều chỉnh thích hợp.
- Chủ động thực hiện liên hệ với khách hàng để thu thập các thông tin về trải nghiệm của họ
- Gửi thông tin khảo sát cho bộ phận sản xuất sản phẩm để có những thay đổi và cải tiến phù hợp.
- Theo dõi quá trình sử dụng sản phẩm/dịch vụ để kịp thời đưa ra những điều chỉnh hợp lý nếu xảy ra phát sinh
- Hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề như: Hủy đơn, đặt đơn, hoàn tiền, đổi trả,….
- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng, gia tăng doanh số
- Đóng góp các ý kiến và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
Mức lương của nhân viên chăm sóc khách hàng
Mức thu nhập của nhân viên chăm sóc khách hàng được đánh giá là khá rộng, tùy thuộc vào từng lĩnh vực và thâm niên làm việc, sẽ có mức thu nhập không giống nhau:
- Nhân viên mới vào nghề, chưa có kinh nghiệm: Thu nhập khá thấp khoảng từ 2-3 triệu đồng/tháng
- Nhân viên có từ 2 năm kinh nghiệm: Thu nhập dao động từ 6 – 8 triệu đồng/tháng
- Nhân viên có thâm niên làm việc lâu năm: Thu nhập có thể lên đến 25 triệu đồng/tháng.
=> Ngoài ra, còn nhận được % hoa hồng, tiền trợ cấp cũng như các đãi ngộ hấp dẫn theo quy định. Khi lĩnh vực kinh doanh là những sản phẩm xa xỉ có giá trị lớn, thì mức thu nhập còn cao hơn rất nhiều.
Vai trò của chăm sóc khách hàng
Dưới đây là những vai trò nổi bật mà vị trí chăm sóc khách hàng mang lại cho doanh nghiệp:
Xem thêm: Top các câu hỏi phỏng vấn chăm sóc khách hàng cùng kinh nghiệm chinh phục NTD
Thu hút khách hàng mới
Trên thị trường khi ngày càng biến động và cạnh tranh, khách hàng có nhiều sự lựa chọn khác nhau để tìm kiếm khách hàng mới ngày càng trở nên khó khăn. Để tạo ra sự khác biệt và chiếm trọn lòng tin từ khách, vị trí chăm sóc khách hàng nắm giữ vai trò quan trọng ấy:
- Sử dụng các kênh MXH để tìm kiếm khách hàng
- Chú trọng chăm sóc khách hàng tiềm năng mới để dễ dàng kết nối với họ tạo uy tín cho doanh nghiệp
- Tận dụng khách hàng cũ làm cầu nối trung gian để kết nối với khách hàng mới
Duy trì khách hàng trung thành
- Duy trì nhóm khách hàng luôn tin tưởng và sử dụng sản phẩm/dịch vụ
- Chi phí để chăm sóc khách hàng sẽ ít hơn nhiều so với việc tìm kiếm khách hàng mới, giảm đi nhiều chi phí tốn kém
- Thường xuyên gọi điện tư vấn và cập nhật thông tin ưu đãi để kích thích nhu cầu mua sắm
Để lại ấn tượng tốt
- Dịch vụ chăm sóc chu đáo sẽ gây ấn tượng sâu đậm đến khách hàng, khiến khách ghi nhớ tên thương hiệu của doanh nghiệp lâu hơn
- Dịch vụ chăm sóc không tốt sẽ gây ấn tượng xấu, đôi khi khiến khách hàng có thể đưa ra những nhận định xấu với những người xung quanh
- Càng thể hiện sự chuyện nghiệp khi giao tiếp và trao đổi với khách, càng dễ dàng giải đáp những khúc mắc đang xảy ra, chỉ cần nở một nụ cười thật thân thiện cũng giúp cho khách hàng có những đánh giá tốt về doanh nghiệp.
Giảm chi phí kinh doanh
- Tiết kiệm được khoản chi phí đầu tư kinh doanh siêu lớn trong: Chi phí cho sale, kinh doanh online,….
- Càng sát sao chăm sóc khách hàng càng giảm bớt gánh nặng về chi phí
- Có mục đích, kế hoạch chăm sóc hoàn hảo sẽ dễ dàng mang về nguồn doanh thu lớn cho doanh nghiệp
Vũ khí cạnh tranh với doanh nghiệp
- Chăm sóc khách hàng còn là một phương thức hữu ích giúp cho doanh nghiệp có thể thu hút được khách hàng tiềm năng về cho công ty
- Kế hoạch chăm sóc càng tốt thì sẽ càng trở thành vũ khí mạnh để cạnh tranh trên thị trường
Như vậy, bài viết trên đây của News.timviec sẽ giúp bạn hiểu hơn về chăm sóc khách hàng là gì? Vai trò của chăm sóc khách hàng như thế nào? Nếu bạn yêu thích, đừng ngần ngại theo đuổi công việc này nhé. Chúc bạn thành công!