Captain là gì? Công việc chính là một Captain có thể bạn chưa biết
Captain là gì? Công việc mà một Captain là gì? Nếu đang thắc mắc về vấn đề này hãy cùng news.timviec.com.vn theo dõi bài viết này nhé!
- Front Office là gì? Những bộ phận cơ bản trong Front Office
- Duty manager là gì? Những công việc cần làm của một Duty manager
Captain là gì?
Nghe đến thuật ngữ Captain bạn sẽ nghĩ ngay đến nhân vật siêu anh hùng trong bộ phim của Marvel. Tuy nhiên, đây cũng là thuật ngữ để chỉ một công việc cụ thể đang rất được quan tâm đó. Nghe có vẻ lạ nhưng nếu biết rõ về công việc này bạn sẽ không còn cảm thấy ngạc nhiên như mình vẫn nghĩ đâu.
Đối với những người làm việc trong lĩnh vực Nhà hàng-khách sạn chắc sẽ chẳng xa lạ gì với thuật ngữ Captain. Đây là cụm từ dùng để chỉ “tổ trưởng chuyên phụ trách quản lý một nhóm nhân viên phục vụ”. Vị trí công việc này còn đảm nhận nhiệm vụ kiểm tra các công cụ, dụng cụ, cách sắp xếp bàn ăn theo đúng quy định.
Công việc chính của một Captain
Cũng như những bộ phận công việc khác, nhân viên đảm nhận vị trí Captain thực hiện rất nhiều công việc khác nhau. Những công việc của một Captain đảm nhận ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ của nhân viên với khách hàng. Công việc cụ thể của một Captain bao gồm như sau:
Trước khi bắt đầu làm việc
Là một người tổ trưởng chuyên quản lý nhân viên cũng như những công việc liên quan đến bộ phận phục vụ nên cần chuẩn bị kĩ càng trước khi bắt tay làm việc. Có sự chuẩn bị tốt trước khi bắt đầu công việc sẽ khiến công việc vận hành một cách suôn sẻ hơn. Công việc trước mỗi ca làm việc của một Captain là:
- Phân công công việc cho các nhân viên mình quản lý như: set-up dụng cụ, chuẩn bị trang thiết bị, làm vệ sinh sạch sẽ,…
- Kiểm tra kĩ càng mọi công đoạn trước khi bắt tay vào làm việc
- Giúp đỡ hỗ trợ các bộ phận khác trong nhà hàng khi cần
- Phối hợp cùng các nhân viên khác trong team hoàn thành việc chuẩn bị những công đoạn cần thiết.
Công việc quản lý khi bắt đầu vào ca làm việc
- Quản lý, giám sát, phân công cho nhân viên phục vụ mình quản lý những công việc phục vụ
- Hướng dẫn cho nhân viên mới trình tự làm việc
- Kiểm tra thường xuyên cách làm việc của nhân viên và hỗ trợ khi cần thiết
- Kiểm tra , bảo quản tất cả những tài sản của nhà hàng tránh những hư hỏng không đáng có
- Lập tức báo cáo với lãnh đạo khi xảy ra những tình huống bất ngờ trong quá trình làm việc như: thiếu nhân sự, khách hàng có khiếu nại, …
- Có thể tham gia trực tiếp vào việc phục vụ khách hàng khi khách hàng có nhu cầu.
Những công việc cần làm khi kết thúc ca làm việc
- Khi kết thúc công việc cần báo cáo lại kết quả làm việc hàng ngày.
- Kiểm tra lại một lượt công việc sau khi đã kết thúc ca làm việc
- Bàn giao công việc cho người thực hiện ca tiếp theo
- Phân công nhân viên thực hiện việc vệ sinh, dọn dẹp khi ca làm việc kết thúc.
Để hoàn thành công việc này một cách xuất sắc thì rất cần vị trí Captain nhất định phải có đầy đủ nghiệp vụ kĩ năng cần thiết. Là một người quản lý, giám sát công việc cần phải có khả năng lãnh đạo, quản lý, phân bố công việc hợp lý. Ngoài ra, do phải làm việc trong lĩnh vực phục vụ nên chắc chắn cần đến cả kĩ năng set-up bàn ăn, phục vụ hay chăm sóc khách hàng.
Yêu cầu đối một vị trí công việc của một Captain cũng rất cao. Đặc biệt công việc này thường chủ yếu trong lĩnh vực Nhà hàng – khách sạn, một ngành dịch vụ nên càng đòi hỏi nhiều kĩ năng khác nhau.
Kỹ năng của một Captain cần có
Bạn muốn chinh phục vị trí công việc này, hoàn thành hiệu quả những công việc được giao, đòi hỏi phải nắm vững những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết. Là một người quản lý nhất định cần phải chịu trách nhiệm với rất nhiều công việc khác nhau nên nghiệp vụ tốt sẽ hỗ trợ hiệu quả bạn trong quá trình làm việc.
Kỹ năng đầu tiên mà một Captain cần có đó là khả năng lãnh đạo, quản lý nhân viên. Là người quản lý nhất định phải khiến những nhân viên dưới quyền cảm thấy bạn đáng tin cậy, có khả năng hướng dẫn họ những công việc cần thiết hay hỗ trợ khi cần thiết. Vì vậy, khả năng lãnh đạo và quản lý là không thể thiếu được.
Tiếp theo là nghiệp vụ nhà hàng – khách sạn cần phải nắm chắc để công việc được vận hành hiệu quả. Khi người quản lý có khả năng chuyên môn tốt mới có thể khiến nhân viên dưới quyền lắng nghe, làm theo những sự chỉ dẫn.
Cuối cùng là kĩ năng giao tiếp và xử lý tình huống tốt. Kĩ năng giao tiếp với khách hàng tốt, xử lý tình huống khi xảy ra những vấn đề không hay là rất quan trọng. Trong công việc sẽ không tránh khỏi nhân viên sẽ vướng phải những tình huống bất ngờ. Vì vậy, người quản lý cần phải có những cách giải quyết phù hợp để vẹn toàn nhất.
Bài viết trên đã làm rõ khái niệm Captain là gì? Qua đó người đọc còn biết được công việc một Captain cần làm cũng như kỹ năng cần thiết để trở thành một Captain. Mong rằng những thông tin chúng tôi sẽ hữu ích với những người quan tâm.