BA là gì? Mô tả công việc và kỹ năng cần có của nhân viên BA
Hiện nay, Business Analyst đang là một nghề HOT, thu hút đông đảo các ứng viên tìm việc. Vậy BA là gì? BA là làm gì? Để làm BA cần học gì? Các kỹ năng và yêu cầu cần có cho công việc này. Cùng News.timviec theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc này!
- Maket là gì? Vai trò và những yêu cầu khi học thiết kế maket chuẩn
- Swift Code là gì? Tổng hợp và giải mã các mã Swift Code của ngân hàng
BA là gì?
BA là viết tắt của cụm từ “Business Analyst”, có nghĩa là phân tích kinh doanh. Các Business Analyst chính là những chuyên viên phân tích nghiệp vụ hay còn gọi là chuyên viên phân tích kinh doanh. Họ làm nhiệm vụ phân tích và đánh giá quy trình kinh doanh của một doanh nghiệp, từ đó đưa ra giải pháp để cải thiện hiệu quả KD kịp thời.
Không chỉ thực hiện công việc phân tích nghiệp vụ, BA còn là người đứng ở giữa để kết nối các các bên lại với nhau. Đó là kết nối giữa khách hàng với những người làm kinh doanh buôn bán hoặc những người phụ trách mảng kĩ thuật của doanh nghiệp…
Phân loại các nghiệp vụ BA
Hiện tại, Business Analyst được chia thành ba mảng chính đó là:
Data Analyst (Chuyên gia phân tích dữ liệu)
Data Analyst sẽ thực hiện thu thập và phân tích dữ liệu về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để đưa ra định hướng, giải pháp giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn.
Systems Analyst (Chuyên gia phân tích hệ thống)
Systems Analyst sẽ đảm nhận việc kiểm tra hệ thống, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của một doanh nghiệp để khắc phục và cải thiện các vấn đề gặp phải. Đây là vị trí đòi hỏi BA phải có kiến thức và trình độ chuyên môn tốt về mặt kỹ thuật.
Management Analyst (Chuyên gia phân tích quản lý)
Các Management Analyst sẽ thực hiện tư vấn các giải pháp quản lý cho doanh nghiệp, giúp tối ưu hóa các chi phí không cần thiết, tăng hiệu quả hoạt động cho công ty.
► Xem ngay những kỹ năng nghề nghiệp cần có cho công việc của mình
Công việc của Business Analyst là gì?
Công việc của một Business Analyst sẽ được tiến hành theo quy trình cụ thể sau:
- Lấy yêu cầu từ phía khách hàng: Trao đổi công việc với phía đối tác, khách hàng. Khai thác triệt để những yêu cầu để phân tích và đề xuất những giải pháp tối ưu nhất.
- Chuyển thông tin yêu cầu từ khách hàng đến team nội bộ: Chuyển luồng thông tin đến cho các bộ phận liên quan trong công ty. Cụ thể, BA có thể sẽ làm việc với PM, Dev, QC… Thậm chí là những nhóm có sự móc nối trực tiếp tới dự án hoặc một module được nhúng hoặc phân tích vào hệ thống mà do chính họ đang đảm nhận.
- Quản lý Document: Xử lý những thay đổi đột xuất một cách khéo léo. Do bản chất của kinh doanh là luôn thay đổi, chính vì thế những yêu cầu về quy trình kinh doanh luôn được BA cập nhật và đổi mới để phù hợp với tính chất công việc hiện tại.
Business Analyst cần học gì?
Để ứng tuyển vào công việc Business Analyst, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức về kinh tế, kỹ thuật, quản trị, vận hành hệ thống thông tin…. Những kiến thức này sẽ được giảng dạy chi tiết trong các ngành sau đây, bạn có thể tham khảo:
Ngành hệ thống thông tin quản lý
Ngành học này thông thường sẽ đào tạo cả về kinh tế và kỹ thuật, công nghệ thông tin. Vì vậy đối với sinh viên ngành hệ thống thông tin quản lý, định hướng phát triển theo nghề BA là rất phù hợp và có nhiều thuận lợi.
Ngành công nghệ thông tin
Các chuyên ngành trong công nghệ thông tin bạn có thể học bao gồm: kỹ thuật máy tính, kỹ thuật phần mềm… Với những sinh viên học CNTT, khi làm Business Analyst sẽ có lợi thế về mặt công nghệ thông tin, hệ thống phần mềm… và có thể tham gia trực tiếp vào giải quyết các vấn đề trong dự án. Tuy nhiên, bên cạnh kiến thức về CNTT bạn sẽ cần bổ sung thêm kiến thức về kinh tế, cách vận hành của một doanh nghiệp để đưa ra đề xuất chính xác nhất.
Nhóm ngành kinh tế- quản lý
Các kiến thức sinh viên sẽ được học ở nhóm ngành này là về kinh tế, quản trị, kế toán, tài chính, ngân hàng… Đây là nhóm ngành giúp bạn rèn luyện được tư duy phân tích tốt, có kiến thức về kinh doanh, nên là điểm cộng rất lớn khi theo nghề Business Analyst. Tuy nhiên, để phát triển sâu hơn trong ngành, bạn sẽ cần nâng cao những kiến thức về kỹ thuật, công nghệ thông tin.
Những kỹ năng cần có của một Business Analyst
Business Analyst đã xuất hiện phổ biến từ rất lâu trên thế giới, tuy nhiên tại Việt Nam nó vẫn là một ngành nghề mới, vẫn chưa nhiều người biết đến BA là gì. Tuy nhiên, công việc BA mang đến khá nhiều điểm thú vị, thu hút các bạn trẻ hay học hỏi và khám phá. Vậy để trở thành một Business Analyst, bạn cần có những kỹ năng và tốt chất gì?
Kỹ năng Phân tích
Phân tích là một kỹ năng cần thiết cho người làm BA. Bởi có khả năng phân tích, BA sẽ chắt lọc được những thông tin có giá trị nhất, từ đó đánh giá và đưa ra quyết định phù hợp cho công ty.
Kỹ năng giao tiếp
Đây là một kỹ năng cần cho hầu hết mọi ngành nghề. Tuy nhiên, với BA kỹ năng này rất quan trọng. Nếu bạn có khả năng thuyết trình và diễn đạt tốt, bạn sẽ không chỉ thuyết phục được khách hàng mà còn có thể tạo mối quan hệ tốt với các đơn vị, công ty đối tác. Nhờ đó sẽ tạo thêm các cơ hội hợp tác sau này.
Hiểu biết trong lĩnh vực kinh doanh
Chắc chắn để trở thành một BA giỏi, bạn cần nắm được những kiến thức cơ bản về kinh doanh. Đồng thời, cần hiểu được quy trình vận hành của một doanh nghiệp để có cơ sở đưa ra những chiến lược tốt nhất.
Kỹ năng xử lý vấn đề
Mỗi một dự án là tổng hợp nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Vì vậy, người BA không chỉ phải hiểu rõ vấn đề mà còn phải phân tích và đưa ra giải pháp thực thi dự án đó.
Kỹ năng quản lý dự án
Không chỉ đề xuất các giải pháp cho doanh nghiệp, Business Analyst còn là người tham gia vào việc quản lý dự án đó. Họ có trách nhiệm lên kế hoạch dự án, điều phối người phụ trách, dự báo ngân sách… Vì vậy có kỹ năng quản lý tốt, sẽ giúp các BA thực hiện công việc của mình suôn sẻ hơn.
Với bài viết này, hy vọng rằng đã có thể đem đến cho các bạn những thông tin cần thiết mà các bạn muốn biết. Đi kèm với đó là phần nào giải thích được thắc mắc về nghề nghiệp, cũng như câu hỏi BA là gì? Và hơn hết là có thể định hướng được rõ ràng nghề nghiệp và giải đáp những thắc mắc về nghề nghiệp cho nhiều bạn trẻ hiện nay.