Bảng lương công chức, viên chức có sự thay đổi từ 01/7/2022 [UPDATE]

Bảng lương công chức sẽ có những sự thay đổi mới trong năm 2021. Việc áp dụng bảng lương mới đối với công chức, viên chức sẽ được áp dụng từ ngày 01/07/2022. Theo dõi bài viết để biết sự thay đổi đó nhé!

Theo dự kiến, năm 2021 là năm cuối cùng cán bộ, công chức, viên chức áp dụng tính lương theo cách thức cũ (hệ số lương x mức lương cơ sở). Năm 2022, lương của các đối tượng này sẽ thay đổi như thế nào?

Tính lương theo vị trí việc làm từ năm 2022

Bảng lương công chức, viên chức có sự thay đổi từ 01/7/2022 [UPDATE] - Ảnh 1
Thay đổi về bảng lương của công chức

Tại Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021, Chính phủ đã chỉ đạo, trong năm nay:

Xây dựng, hoàn thiện hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành; hoàn thiện cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập.

Ngày 04/01/2021, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng đã ra Quyết định 01/QĐ-LĐTBXH  nhằm thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP, trong đó nêu rõ:

Tiếp tục triển khai Nghị quyết số 107/NQ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp để thực hiện trong năm 2022 theo lộ trình đã được Hội nghị Trung ương 13 kết luận.

Như vậy, nếu như năm 2021, hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm đối với cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tiến hành xây dựng và hoàn thiện, thì trong năm 2022, các bảng lương mới này sẽ áp dụng.

Trước đó, tại Hội nghị Trung ương 13 vào  ngày 09/10/2020, Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất lùi thời điểm áp dụng cải cách tiền lương đến 01/7/2022 thay vì từ năm 2021 như tinh thần của Nghị quyết số 27/NQ-TW.

Xem thêm: Cách tính lương cơ bản cho mọi đối tượng [UPDATE ]

Bảng lương công chức, viên chức mới

Theo điểm b, khoản 3.1 Mục 3 Nghị quyết 27 năm 2018, hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang bao gồm:

Bảng lương công chức, viên chức có sự thay đổi từ 01/7/2022 [UPDATE] - Ảnh 2
Quy định mới về bảng lương
  • 1 Bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.

Đảm bảo nguyên tắc:

+ Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới;

+ Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp.

Việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ do Bộ Chính trị quyết định sau khi đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.

  • 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.

Trong đó, mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc:

+ Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề; sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

+ Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.

  • 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang, gồm:

+ 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm);

+ 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an

+ 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).

Xem thêm: Cách tính lương hưu của viên chức khác gì với lao động hợp đồng

Điều kiện công chức, viên chức được tăng lương trước hạn

Cán bộ, công chức, viên chức (quy định tại Điều 1 Thông tư 08/2013/TT-BNV) lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc có thông báo nghỉ hưu thì được xét nâng bậc lương trước thời hạn nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:

Lập thành tích xuất sắc trong nhiệm vụ được giao

Cán bộ, công chức, viên chức lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ được giao được xét nâng bậc lương trước thời hạn nếu đáp ứng đủ điều kiện sau đây:

– Có quyết định công nhận bằng văn bản của cấp có thẩm quyền về việc lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

– Chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh.

– Trong thời gian giữ bậc đạt đủ các tiêu chuẩn:

+ Đối với cán bộ, công chức: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên; Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.

+ Đối với viên chức: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên; Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.

– Tính đến ngày 31/12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên.

Lưu ý: Cán bộ, công chức, viên chức sẽ không được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ 2 lần liên tiếp trong cùng ngạch hoặc cùng chức danh.

Đối với trường hợp có thông báo nghỉ hưu

Cán bộ, công chức, viên chức có thông báo nghỉ hưu được xét nâng bậc lương trước thời hạn nếu đáp ứng đủ điều kiện sau đây:

– Chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh.

– Trong thời gian giữ bậc đạt đủ các tiêu chuẩn sau:

+ Đối với cán bộ, công chức: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên; Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.

+ Đối với viên chức: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên; Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.

– Kể từ ngày có thông báo nghỉ hưu đến trước ngày nghỉ hưu còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên theo quy định.

Ghi chú: Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức vừa thuộc đối tượng được xét nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, vừa thuộc đối tượng được xét nâng bậc lương trước thời hạn khi có thông báo nghỉ hưu, thì chỉ được chọn một trong hai chế độ nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ hoặc nâng bậc lương trước thời hạn do có thông báo nghỉ hưu.

Công chức được nghỉ phép năm bao lâu?

Toàn bộ ngày nghỉ hưởng nguyên lương của công chức

Quyền của công chức về nghỉ ngơi hiện nay đang được quy định tại Điều 13 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 như sau:

Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

Theo đó, căn cứ Điều 111, Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, công chức sẽ được nghỉ lễ, Tết và nghỉ hằng năm mà vẫn được hưởng nguyên lương trong các trường hợp sau:

Nghỉ lễ, Tết

– Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01/01 dương lịch);

– Tết Âm lịch: 05 ngày;

– Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30/4 dương lịch);

– Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01/5 dương lịch);

– Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02/9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

– Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10/3 âm lịch).

Nghỉ hằng năm

– 12 ngày làm việc: Người làm công việc trong điều kiện bình thường;

– 14 ngày làm việc: Người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

– 16 ngày làm việc: Người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Riêng trường hợp làm chưa đủ 12 tháng thì ngày nghỉ hằng năm được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:

Ngày nghỉ hằng năm = [Ngày nghỉ hằng năm + ngày nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có)] : 12 x số tháng làm việc thực tế trong năm

Đặc biệt, theo Điều 114 Bộ luật Lao động hiện nay, cứ 05 năm làm việc tại một cơ quan, tổ chức, đơn vị thì số ngày nghỉ hằng năm sẽ tăng thêm tương ứng 01 ngày.

Nghỉ để giải quyết việc riêng

Số ngày nghỉ việc riêng của công chức được nêu tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động năm 2019 như sau:

– Kết hôn: Nghỉ 03 ngày;

– Con đẻ, con nuôi kết hôn: Nghỉ 01 ngày;

– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: Nghỉ 03 ngày.

Như vậy, nếu làm việc ở điều kiện bình thường thì thông thường công chức sẽ được nghỉ phép năm 12 ngày làm việc và nghỉ lễ, Tết 11 ngày làm việc.

Khi nào công chức nghỉ việc riêng không hưởng lương?

Theo quy định của Bộ luật Lao động nêu trên, công chức nghỉ lễ, Tết, nghỉ phép năm và 03 trường hợp nghỉ việc riêng do kết hôn; con đẻ, con nuôi kết hôn; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi… chết thì được hưởng nguyên lương.

Riêng trường hợp ông bà nội; ông bà ngoại; anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn thì được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo cho người sử dụng lao động (căn cứ khoản 2 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019).

Ngoài ra, công chức còn có thể thỏa thuận với cơ quan, đơn vị để nghỉ không hưởng lương.

Như vậy, pháp luật không giới hạn số ngày nghỉ không hưởng lương của công chức. Nếu thỏa thuận được với cơ quan thì công chức có thể được nghỉ không hưởng lương theo thỏa thuận.

Không nghỉ hết phép, công chức có được thanh toán tiền?

Tại Điều 13 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, nếu không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hằng năm thì công chức còn được:

Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.

Theo đó, công chức được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ nếu không sử dụng hoặc sử dụng không hết ngày nghỉ nhưng phải do yêu cầu nhiệm vụ.

Không chỉ vậy, theo điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 141/2011 của Bộ Tài chính, công chức được thanh toán tiền bồi dưỡng do yêu cầu công việc, cơ quan, đơn vị không bố trí được thời gian cho công chức nghỉ phép gồm:

Do nhu cầu công việc không thể bố trí cho cán bộ, công chức nghỉ phép hoặc bố trí không đủ số ngày nghỉ phép theo quy định thì cơ quan, đơn vị quyết định việc chi trả tiền bồi dưỡng cho cán bộ, công chức những ngày chưa nghỉ phép hàng năm.

Riêng trường hợp công chức nếu đã được cơ quan, đơn vị bố trí sắp xếp thời gian cho đi nghỉ phép nhưng không có nhu cầu nghỉ phép thì không được chi trả tiền bồi dưỡng đối với những ngày chưa nghỉ phép hàng năm.

Do đó, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hằng năm thì phải do yêu cầu của nhiệm vụ, công chức mới được trả lương và thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ. Còn các trường hợp khác thì sẽ không được thanh toán tiền.

Công chức được trả tiền đi lại, phụ cấp đi đường?

Về tiền đi lại, tiền phụ cấp đi đường của công chức khi nghỉ phép năm, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể tại Điều 2 Thông tư 141/2011/TT-BTC. Cụ thể, các đối tượng được thanh toán khoản tiền này gồm:

– Công chức là người miền xuôi công tác ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có hệ số phụ cấp khu vực từ mức 0,5 trở lên và có đủ điều kiện được nghỉ phép năm;

– Công chức là người ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có hệ số phụ cấp khu vực từ mức 0,5 trở lên làm việc ở miền xuôi có đủ điều kiện được nghỉ phép năm;

– Công chức công tác tại vùng còn lại có đủ điều kiện được nghỉ phép hàng năm, được Thủ trưởng cơ quan đồng ý cấp giấy cho đi nghỉ phép năm để thăm vợ, chồng, con, cha, mẹ (cả bên chồng hoặc bên vợ) bị ốm đau, bị chết.

Nguồn: Luật Việt Nam


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Eyeplus Online

Địa chỉ: Số 81, ngõ 68, đường Cầu Giấy, Tổ 05, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.