AR là gì? So sánh điểm khác biệt giữa công nghệ AR và VR
AR là gì? Nó là 1 loại công nghệ thực tế ảo được phát triển dựa trên VR. Cùng tìm hiểu về khái niệm cũng như đặc điểm nổi trội của AR nhé!
AR là gì? Mối liên hệ của nó với VR
AR là gì?
AR là từ viết tắt của cụm từ “Augmented Reality”, có nghĩa là công nghệ thực tế tăng cường, nó được phát triển dựa trên nền tảng công nghệ VR. Công nghệ AR sẽ gửi đến bạn những hình ảnh thực tế nhưng đã được “tăng cường” hoặc bổ sung thêm các thông tin ảo khác.
Những hình ảnh thực tế trước mắt bạn sẽ trở nên sống động hơn, vui mắt hơn. Nếu so sánh với VR thì VR đích thực là thế giới ảo 100% được tạo ra bởi thiết bị máy tính còn AR là những hình ảnh ở thế giới thực được “tăng cường”.
VR là gì?
VR là chữ viết tắt của cụm từ “Virtual Reality”, dịch ra tiếng Việt là công nghệ thực tế ảo. Bạn sẽ được bước vào 1 thế giới ảo 100% do máy tính tạo ra. Tuy nó là thế giới ảo, 1 thế giới hoàn toàn không có thật nhưng lại “màu nhiệm” ở chỗ bạn có thể hoàn toàn đắm chìm trong đó, trở thành 1 phần của thế giới đó.
Người dùng không chỉ dùng thị giác để cảm nhận VR mà loại công nghệ này còn có thể tác động cả vào thính giác, khứu giác và xúc giác của bạn nữa. Nó chẳng khác nào 1 công cụ mang bạn đến 1 thế giới khác – nơi bạn đắm chìm trong những cảm xúc ảo. Đó chính là ưu điểm của VR, nó gần như có thể đánh lừa não bộ của bạn và tạo ra bạn xúc cảm chân thật đến khó tin.
Một ví dụ cực kỳ nổi tiếng mà chắc hẳn ai cũng biết đó là trò chơi Pokémon GO từng “làm mưa làm gió” khắp thế giới và hiện giờ vẫn còn rất được người dùng yêu thích. Nó chính là 1 sản phẩm ứng dụng công nghệ thực tế tăng cường AR.
Tuy Pokémon GO là game ảo trên smartphone nhưng tọa độ của bạn, của các Pokemon là tọa độ thực ở ngoài đời và bản đồ trong game cũng chính là bản đồ nơi bạn đang sống.
Các trạm PokeStop để người chơi dừng lại lấy vật phẩm cũng chính là những địa danh có thật tại thành phố của bạn. Sự kết hợp giữa ảo và thật ấy chính là thỏi “nam châm” thu hút người chơi của Pokémon GO.
► Xem thêm: Những phần mềm và kỹ năng văn phòng rất hữu ích hiện nay để phục vụ tốt cho công việc.
Sự khác biệt giữa AR và VR
Sau khi nắm được khái niệm VR là gì, AR là gì thì chắc hẳn bạn sẽ có sự so sánh giữa 2 loại công nghệ này. AR được tạo ra trên nền tảng “người anh” sinh ra trước là VR nhưng vẫn có 1 số điểm khác biệt so với VR.
Thiết bị đi kèm
Sự khác biệt đầu tiên giữa VR và AR chính là thiết bị đi kèm. Để sử dụng công nghệ VR thì bạn phải sử dụng kính thực tế ảo đi kèm và không có kính thì bạn chẳng thể làm gì.
Nhưng với AR thì việc này linh động hơn rất nhiều. Ví dụ như với game Pokémon GO, bạn chẳng cần đến kính hỗ trợ, chỉ cần có smartphone là đã có thể sử dụng rồi.
Khả năng áp dụng vào thực tế
Nếu nói về khả năng áp dụng vào thực tế thì AR có phần vượt trội hơn VR. AR dễ áp dụng vào thực tế hơn vì nó sử dụng bối cảnh ngoài thực tế còn VR là thế giới ảo 100% nên chỉ phù hợp áp dụng ở các mảng trải nghiệm, giải trí…
Mức độ phổ biến
Xét theo tình hình thực tế thì mức độ phổ biến của AR hiện đang cao hơn VR, đặc biệt là sau khi game Pokémon GO ra đời. VR đòi hỏi phải có phần cứng máy tính đủ mạnh thì người dùng mới có thể có được trải nghiệm trọn vẹn.
Còn với AR thì nhiều khi bạn chỉ cần 1 chiếc smartphone có camera và cảm biến đủ mạnh là có thể trải nghiệm công nghệ này rồi.
Ứng dụng thực tế của AR và VR
Chúng ta sẽ phân tích kỹ hơn về mức độ ứng dụng thực tế của công nghệ VR và AR:
Công nghệ VR
Mức độ ứng dụng trong lĩnh vực giải trí của VR rất cao. Với khả năng tạo những không gian ảo như thật, VR cho phép người dùng được chiêm ngưỡng 1 thế giới kỳ ảo và mới lạ. Đó là “bí kíp” để chinh phục khách hàng của các nhà lập trình.
Ngoài lĩnh vực giải trí thì công nghệ VR cũng có thể sử dụng trong lĩnh vực xây dựng và nhà đất. Các kiến trúc sư hoặc nhân viên môi giới có thể dùng công nghệ này để cho khách hàng thấy được kết cấu của căn hộ hoặc các bất động sản mà họ muốn mua.
Công nghệ AR
Công nghệ AR thì có thể áp dụng vào nhiều lĩnh vực hơn bởi vì nó gần gũi với cuộc sống thực hơn là VR. HoloLens của AR có thể giúp nhà sản xuất xe hơi phủ lên xe các màu sơn khác nhau để khách hàng xem và lựa chọn. Nó cũng có thể trợ giúp cho các shop thời trang bằng cách tạo ra 1 chiếc gương thông minh để khách có thể nhìn vào và thấy được bản thân thử nhiều bộ trang phục khác nhau.
AR cũng có thể tạo ra ứng dụng trên thiết bị smartphone để khách hàng biết được căn nhà họ mua được xây từ bao giờ, có lịch sử phát triển như thế nào, chủ sở hữu của nó là những ai. Công nghệ AR cũng có thể sử dụng để thiết kế game, Pokémon GO chính là minh chứng rõ ràng nhất.
Trên đây là những thông tin cơ bản về công nghệ AR và VR như: VR là gì, AR là gì, sự khác biệt cũng như ứng dụng thực tế của từng loại. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn có được những kiến thức hữu ích cho công việc cũng như cuộc sống của bạn!
► Tham khảo thêm những tin tức tìm việc nhanh chóng hiện nay để có sự lựa chọn công việc tốt nhất cho bản thân.