Ux writing là gì? Mẹo tạo ra nội dung UX chất lượng nhất
Hiện nay, tại các doanh nghiệp khi sản xuất ra một sản phẩm, các Product Manager muốn nâng cao trải nghiệm người dùng cần phải sử dụng đến UX Writing, để có thể dễ dàng kết nối với khách hàng và giá trị mà nó mang lại rất lớn. Vậy UX Writing là gì? các yếu tố nào tạo nên UX Writing chất lượng? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
UX Writing là gì?
UX Writing là các nội dung được xuất hiện trong quá trình trải nghiệm của người dùng tại bất kì giao diện nào như trên, Website, app,….Đưa ra những thông điệp ngắn gọn để giải thích, chỉ dẫn, tối ưu được trải nghiệm, giảm thiểu các vấn đề khó khăn.
Ví dụ: Nếu bạn bắt gặp các nội dung như: Báo nhập sai mã pin, báo lỗi 404, báo nhập sai mật khẩu hay báo lỗi phông chữ,…..=> Nghĩa là bạn đang tiếp xúc với UX Writing
Xem thêm: Product Manager là gì? Công việc và kỹ năng cần có của một Product Manager
Tầm quan trọng của UX Writing
Để tối ưu trải nghiệm người dùng tránh được những khó khăn gặp phải khi sử dụng website, app thì UX Writing chính là lựa chọn hoàn hảo của nhiều doanh nghiệp, dưới đây là một số tầm quan trọng mà UX Writing mang lại:
Xem thêm: UI UX là gì? Tìm hiểu rõ hơn về thiết kế giao diện UI UX
Cầu nối giao thoa giữa người dùng và thiết kế
Các mẫu thiết kế của designer đều gửi gắm thông điệp đến người dùng và để họ hiểu được mục đích của từng mẫu thiết kế thì UX Writing sẽ là cầu nối hoàn hảo.
Ví dụ:
- Diễn giải nội dung dễ hiểu
- Tìm kiếm kiểu chữ phù hợp
- Microcopy trên button
- …..
=> Tất cả những điều trên sẽ cung cấp đến designer và khách hàng những giá trị tuyệt vời
Hướng dẫn người dùng hoàn thành mục đích
Khi sử dụng website hoặc app bạn sẽ dễ dàng thấy được các dòng text, video hoặc hình ảnh được kết hợp với nhau nhằm mục đích dẫn dắt người dùng có thể đi đúng hướng mong muốn
Xoa dịu khách hàng
Khi sử dụng các dịch vụ sản phẩm, nếu sự cố xảy ra người dùng sẽ là người gặp đầu tiên và doanh nghiệp sẽ tiếp nhận rồi xử lý thông tin sau đó. Quãng thời gian xử lý không phải khách hàng nào cũng kiên nhẫn chờ khắc phục, chính vì vậy mà UX Writing ngày lúc này sẽ là “vị cứu tinh” giải quyết các vấn đề nghiêm trọng trở thành các sự cố nhỏ, xoa dịu người dùng.
Rút ngắn khoảng cách giữa người dùng và doanh nghiệp
Khi người dùng sử dụng và trải nghiệm UX Writing càng cao thì mối quan hệ giữa người dùng và doanh nghiệp sẽ được rút ngắn khoảng cách hơn. Vì thế UX Writing chính là sợi dây hoàn hảo giúp giữa hai bên
Phân biệt giữa UX Writing và Copywriting
UX Writing và Copywriting mặc dù đều là writing nhưng mục đích lại hoàn toàn khác nhau, dưới đây là các phân biệt rõ nét:
UX Writing | Copywriting |
Mục đích là truyền tải thông điệp cụ thể, tối ưu hóa được trải nghiệm của khách hàng | Mục đích hướng đến thu hút sự chú ý của người đọc trong thời gian ngắn, tăng độ nhận diện, tăng doanh thu…. |
Xuất hiện tại các giao diện số | Xuất hiện tại các bài viết giới thiệu sản phẩm, các biển quảng cáo,…. |
Ngôn từ ngắn gọn, rõ ràng, súc tích, hướng đúng vào trọng tâm vấn đề | Ngôn từ được trau chuốt, câu văn được đưa cảm xúc vào, bài viết sẽ mang nét đặc trưng của người viết |
Lấy sản phẩm là trung tâm. | Lấy lead là trọng tâm. |
Làm việc với bộ phận designer | Làm việc với bộ phận marketing |
Mang đến người dùng trải nghiệm thân thuộc không giống như đang tương tác với máy móc | Mang đến người dùng trải nghiệm các bài phân tích chuyên môn, các câu chuyện |
Các yếu tố tạo nên UX Writing chất lượng
Doanh nghiệp khi muốn xây dựng UX Writing cho website, ứng dụng hoặc app chất lượng thì cần phải chú ý những yếu tố sau đây:
Xem thêm: IT là gì? Tố chất cần có của nhân viên IT để thành công
Câu văn súc tích, ngắn gọn
Thời gian trong quá trình trải nghiệm của khách hàng là tương đối nhanh nên nội dung của UX Writing cần được rõ ràng và ngắn gọn, cô đọng để tối ưu được giao diện, giúp khách hàng có thể dễ dàng sử dụng mà không gây ra tình trạng khó chịu, đi đúng hướng mong muốn.
Màu sắc thương hiệu
Việc sử dụng UX Writing để đồng nhất thể hiện rõ màu sắc thương hiệu đang hướng tới, sẽ giúp doanh nghiệp có thể định vị thương hiệu đối với người dùng, từ đó có thể lên kế hoạch tổng để, đưa thông điệp sản phẩm phù hợp đến khách hàng.
Giọng văn có tính chủ động, mềm mỏng
Giọng văn khi thể hiện cần thể hiện được thái độ chủ động, thấu hiểu để mang đến sự thoải mái, sẵn sàng, thúc đẩy khách hàng thực hiện hành động tiếp
Ví dụ: Tại một website mỹ phẩm sử dụng UX Writing theo hướng chủ động:
“ Chào bạn, mình là Trang từ Beauty Queen! Mình có thể giúp gì cho bạn?”
Không sử dụng từ ngữ chuyên ngành
Thông thường khách hàng truy cập không phải ai cũng có thể hiểu được từ ngữ mang tính chuyên môn, học thuật. Vì thế, để người dùng có thể dễ dàng hiểu trọn vẹn ý nghĩa mà doanh nghiệp muốn truyền tải, cần sử dụng các ngôn từ thông dụng, gần gũi.
Mang đến giá trị
Nội dung UX Writing khi truyền tải đến khách hàng cần phải mang một ý nghĩa nhất định, từ những chi tiết nhỏ nhất như: Vì sao lại sử dụng phông chữ này, đặt button để làm gì? sau khi click sẽ nhận được thông điệp gì?….
Bắt đầu với công việc UX Writing từ đâu?
Tại thị trường lao động Việt Nam hiện nay, công việc viết nội dung cho sản phẩm chưa được phổ biến, nhưng hứa hẹn trong tương lai đây sẽ là ngành được chú trọng bởi làn sóng khởi nghiệp B2B.
Nếu bạn là sinh viên mới ra trường và yêu thích vị trí này, có thể trau dồi bằng cách tham gia các khóa học offline/online có tính phí/miễn phí, đọc thêm các bài liên quan đến UX/UI, ứng tuyển vào các doanh nghiệp uy tín được đào tạo và quan sát cách họ làm để học hỏi.
Ngoài ra, nếu bạn đang ở một ngành nghề khác và muốn rẽ hướng sang UX Writing, đặc biệt là copywriting thì có thể trải nghiệm bằng cách ứng tuyển vào các môi trường startup, nhiệm vụ công việc thường xuyên thay đổi thường ngày, nên việc viết nội dung UX tại các công ty mới khởi nghiệp sẽ giúp bạn nhanh chóng tích lũy được những kinh nghiệm bổ ích.
Đặc biệt đối với những bạn UX/UI designer thì đây cũng là kỹ năng quan trọng cần được trau dồi và bổ sung thêm để hỗ trợ cho công việc tốt nhất.
Thông qua bài viết về UX Writing là gì? News.timviec mong rằng sẽ giúp bạn có thể tạo ra được những giá trị mới, nâng cao trải nghiệm người dùng. Chúc bạn thành công!