Sản phẩm dở dang là gì? Ý nghĩa và phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
Trong có trình sản xuất để tạo ra thành phẩm thường kèm theo các sản phẩm dở dang. Vậy sản phẩm dở dang là gì và các phương pháp để đánh giá sản phẩm dở dang thế nào? Bài viết sau sẽ giải quyết những thắc mắc trên!
Khái niệm sản phẩm dở dang là gì?
Sản phẩm dở dang được hiểu là những sản phẩm vẫn đang trong quá trình sản xuất và chưa được hoàn thiện đến khâu cuối cùng để thành thành phẩm. Như vậy, nguyên liệu, sản phẩm dở dang và các dự trữ thành phẩm tạo thành hàng tồn kho của các doanh nghiệp.
Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang là gì?
Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang là quá trình xác định, tính toán các chi phí sản xuất còn lại nằm trong sản phẩm. Các số liệu về sản phẩm dở dang ảnh hưởng trực tiếp đến trị giá hàng tồn kho của kế toán và lợi nhuận trên báo cáo kết quả kinh doanh đối với sản phẩm xuất bán trong kì.
Tuỳ theo quy trình công nghệ, tổ chức sản xuất của từng doanh nghiệp mà vận dụng phương pháp kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang thích hợp.
Giá thành của sản phẩm trong kì sẽ được tính theo công thức sau:
Giá thành sản phẩm trong kỳ đã hoàn thành = giá trị SP dở dang đầu kỳ + chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ kế toán – giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
Trong đó:
- Sản phẩm dở dang đầu kỳ: Là những sản phẩm còn trong quá trình sản xuất ở cuối kỳ kế toán trước chuyển sang
- Sản phẩm dở dang cuối kỳ: Là những sản phẩm chưa hoàn thành, đang ở khâu sản xuất và chế biến mà chưa tạo ra sản phẩm cuối cùng.
Xem thêm: Kế toán vật tư là gì? Nhiệm vụ của kế toán vật tư trong doanh nghiệp
Các cách dùng để đánh giá sản phẩm dở dang cho doanh nghiệp
Tùy thuộc theo tính chất sản xuất và phương thức tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp mà sẽ lựa chọn các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cho phù hợp. Một số phương pháp phổ biến nhất hiện nay như sau:
Dựa vào việc ước tính sản lượng tương đương
Các số liệu về mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang so với những thành phẩm, phương pháp này dùng để quy đổi số lượng sản phẩm đang làm dở thành số lượng thành phẩm tương đương khi bán ra thị trường. Chi phí về nguyên vật liệu chính được dùng sản xuất sản phẩm dở dang xác định trên chi phí thực tế đối với thành phẩm.
Phương pháp đánh giá dựa theo giá thành định mức của sản phẩm
Phương pháp này thường được dùng để đánh giá các bán thành phẩm, phụ tùng, sản phẩm dở dang đã được nhập kho. Nhằm đơn giản hóa những khoản thiệt hại và chi phí sản xuất chung được tính cho sản phẩm cuối cùng mà không phân bổ cho các sản phẩm dở dang.
Phương pháp đánh giá dựa theo các chi phí trực tiếp
Sử dụng phương pháp này sẽ phải tính toán các chi phí nguyên vật liệu chính hoặc các chi phí trực tiếp (vật liệu và tiền lương cho các sản phẩm dở dang).
Những chi phí còn lại sẽ được tính vào giá thành của thành phẩm khi đưa ra thị trường. Mặc dù đây là cách dễ để đánh giá nhưng mức độ chính xác không cao. Vì vậy chỉ phù hợp với những doanh nghiệp nào mà các chi phí vật tư chính cũng như chi phí sản xuất trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành, có ít bán thành phẩm và số lượng sản phẩm dở dang ở các kì tương đối đồng đều với nhau.
Theo định mức chi phí
Bộ phận kế toán doanh nghiệp cần căn cứ theo mức độ hoàn thành sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sản xuất và định mức chi phí để tính toán chi phí cho sản phẩm dở dang. Giá trị của sản phẩm chính là tổng chi phí định mức của tất cả các công đoạn mà sản phẩm đã hoàn thành.
Phương pháp này phù hợp cho những doanh nghiệp đã xây dựng được định mức chi phí sản xuất hợp lý hoặc đã tính toán giá thành theo phương pháp định mức.
Theo 50% chi phí chế biến
Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến chỉ nên áp dụng cho các doanh nghiệp có tỷ trọng chi phí chế biến nhỏ.
Trong phương pháp này, kế toán sẽ coi mức độ hoàn thành sản phẩm dở dang luôn bằng 50% so với thành phẩm. Do đó, mức độ chính xác của phương pháp đánh giá này khá thấp.
Xem thêm: Production worker là gì? Hiểu đúng công việc công nhân sản xuất trực tiếp là gì
Đánh giá sản phẩm dở dang có ý nghĩa gì
Khái niệm sản phẩm dở dang chỉ có ý nghĩa tương đối cho các doanh nghiệp. Vì thực tế, có những sản phẩm là thành phẩm cuối cùng của doanh nghiệp này nhưng lại chỉ là nguyên vật liệu hay bán sản phẩm ở những doanh nghiệp khác.
Các sản phẩm như nguyên vật liệu hay bán thành phẩm chưa được doanh nghiệp sử dụng tới không được coi là sản phẩm dở dang. Một sản phẩm được coi là bán thành phẩm khi hoàn thành kết thúc ở một công đoạn nào đó nhưng chưa đi đến công đoạn cuối cùng của sản phẩm hoàn thiện.
Xem thêm: Thành phẩm là gì? Các phương pháp xác định giá gốc thành phẩm
Với những thông tin chia sẻ trên đây, chắc hạn bạn đã có phần nào hình dung về định nghĩa sản phẩm dở dang là gì? Các phương pháp đánh giá ra sao. Hãy lựa chọn cho doanh nghiệp của bạn một phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cho phù hợp nhé!