Entrepreneur là gì? Top 3 kỹ năng “vàng” cần phải có của Entrepreneur
Với những người đam mê và tìm hiểu về kinh doanh chắc hẳn sẽ không còn qua xa lạ với thuật ngữ Entrepreneur. Hiện có khá nhiều định nghĩa đa dạng, nhưng cũng có rất nhiều người vẫn thắc mắc Entrepreneur là gì? Nếu vẫn còn loay hoay đi tìm kiếm thông tin vậy thì đừng bỏ lỡ bài viết sau đây nhé!
Entrepreneur là gì?
Entrepreneur là cụm từ tiếng anh nhưng bắt nguồn từ tiếng Pháp, vì vậy nên có khá nhiều định nghĩa khác nhau. Đối với từ điển Oxford, khái niệm về Entrepreneur là thuật ngữ dùng để chỉ các đối tượng mới bắt đầu tham gia vào hoạt động kinh doanh, vận hành kinh doanh để kiếm tiền, trong đó bao gồm cả rủi ro về vấn đề tài chính.
Xem thêm: Quản trị kinh doanh: Những điều cơ bản về nghề cần nắm rõ
Thuật ngữ này được sử dụng để chỉ về những người ưa mạo hiểm, chấp nhận và lựa chọn công việc kinh doanh để kiếm tiền. Trong thực tế thì không khác gì so với chức danh của một ngành nghề.
Entrepreneurship là gì?
Chắc hẳn đến đây đã hiểu hơn về khái niệm Entrepreneur là gì rồi, một khái niệm nữa cũng khá quen thuộc trong lĩnh vực này đó là Entrepreneur. Vậy Entrepreneurship là gì?
Entrepreneurship được dịch theo nghĩa tiếng anh là tinh thần khởi nghiệp, là khả năng sẵn sàng theo đuổi, đương đầu với mạo hiểm để tổ chức và điều hành một doanh nghiệp kinh doanh cho riêng mình nhằm kiếm được lợi nhuận. Ví dụ điển hình đó là việc bắt đầu xây dựng các doanh nghiệp mới.
Theo kinh tế học, Entrepreneurship kết nối các nguồn lực kinh tế như đất đai, nguồn lực, tài nguyên và vốn để tạo ra lợi nhuận. Với thị trường kinh doanh luôn biến động như hiện nay thì một người Entrepreneur cần có một tần nhìn kinh doanh cụ thể được xác định bằng cách khám phá và chấp nhận rủi ro.
Tham khảo: Startup là gì? Bí kíp Startup hiệu quả không phải ai cũng biết
Top 3 kỹ năng “vàng” cần phải có của Entrepreneur
Để có thể trở thành Entrepreneur thành công, là quãng đường không mấy dễ dàng. Vậy những kỹ năng kỹ năng “vàng” không thể thiếu của Entrepreneur là gì?
Phẩm chất cá nhân
Để có thể trở thành một Entrepreneur, hãy bắt đầu xem xét về tính cách của bạn đầu tiên, cùng tham khảo dưới đây nhé:
- Tinh thần lạc quan
Đây là một trong những tính cách mà một Entrepreneur cần phải trang bị, bởi nó sẽ giúp bạn có thể vượt qua những giai đoạn khó khăn và chông gai nhất. Khi bạn có sự tích cực đồng hành, thì mọi suy nghĩ tiêu cực sẽ khó có thể khiến bạn nản lòng
- Tầm nhìn
Trong kinh doanh, tầm nhìn là yếu tố rất quan trọng, trong lĩnh vực bạn theo đuổi việc phát hiện được những khía cạnh mới, có cái nhìn tổng quát nhất về vấn đề sẽ là lợi thế rất lớn. Bạn sẽ có khả năng nắm bắt, nhìn nhận ra phương hướng để xử lý mọi vấn đề.
- Chủ động
Chủ động nghĩa là không thụ động, nghĩa là không cần chờ bất cứ điều gì thôi thúc mới có thể bắt đầu làm tốt được, hãy luôn rèn luyện và giữ mình ở thế chủ động trong mọi tình huống xảy ra.
- Khao khát nắm quyền kiểm soát
Nói cách đơn giản hơn đó là tham vọng, tham vọng có thể chinh phục được mọi thử thách để có thể điều hành được bộ máy hoạt động. Có khao khát nắm quyền kiểm soát sẽ giúp bạn có thể vượt qua mọi khó khăn trên con đường chinh phục
- Nỗ lực và kiên trì
Nỗ lực và tràn đầy năng lượng, kiên trì với mục tiêu của mình sẽ là một trong các yếu tố quan trọng giúp bạn trở thành một Entrepreneur.
- Chấp nhận rủi ro
Đây là yếu tố không thể yếu và rất quan trọng, là tiền đề giúp bạn trở thành Entrepreneur.
- Khả năng phục hồi
Song song với tinh thần lạc quan, khả năng phục hồi sẽ là yếu tố rất lớn giúp bạn trải qua được nhiều chông gai phía trước. Sau những lần vấp ngã, hãy học cách đứng dậy một cách kiên cường nhất.
Xem thêm: Business development là gì? Các vị trí công việc và MỨC LƯƠNG
Tương tác
Một Entrepreneur thành công, đều là những người làm việc và tạo mối quan hệ với rất nhiều người như: đối tác, nhà cung cấp, đồng nghiệp, khách hàng, nhà đầu tư,…vì thế nên kỹ năng tương tác sẽ giúp ích rất nhiều trong sự nghiệp. Nội dung cụ thể mà bạn cần nắm được là:
- Khả năng lãnh đạo, biết cách tạo động lực
Trên thực tế, nên coi đối phương như một đứa trẻ, hãy vỗ về và dạy dỗ đúng lúc, nếu không sẽ làm phản tác dụng. Đặc biệt là đối với nhân viên, cần dẫn dắt, bóc tách các vấn đề trong công việc thật kỹ để biết được có thực sự phù hợp với họ hay không?
- Kỹ năng giao tiếp
Không chỉ ở các ngành nghề khác mà ngay ở Entrepreneur cũng yêu cầu khá cao về kỹ năng giao tiếp. Bạn cần phải vừa trau dồi khả năng chuyên môn, vừa ứng xử và giao tiếp đúng chuẩn mực. Hãy xem xét lại cách giao tiếp giữa bạn và mọi người trước nay đã đúng và đủ thuyết phục người nghe hay chưa?
- Lắng nghe
Ngoài kỹ năng giao tiếp, khả năng lắng nghe cũng rất quan trọng, việc bạn lắng từ tận tâm, từng lời, từng chữ mà đối phương nói ra. Hiểu được những điều mà họ muốn truyền đạt, điều đó sẽ giúp bạn khai thác được nhiều điều về đối phương
- Đạo đức
Có tài có đức luôn là hai điều luôn phải được đi song hành cùng nhau, nếu một trong hai bị “khuyết” thì có lẽ bạn vẫn chưa thể thành công. Đạo đức được nói đến đó là tính trung thực, biết đối nhân xử thế, tôn trọng và công bằng với tất cả mọi người.
Tư duy logic và sáng tạo
Việc tư duy sáng tạo và logic rất quan trọng, luôn có những ý tưởng mới mẻ, bắt kịp được nhu cầu cũng như xu hướng thị trường, không ngừng đổi mới và sáng tạo. Ngoài ra, cũng cần đưa ra được những quyết định quan trọng, bởi có tầm ảnh hưởng khá lớn đến quá trình trở thành Entrepreneur thành công.
Để có thể củng cố được khả năng giải quyết vấn đề và tư duy, các bạn phải thường xuyên rèn luyện cho bản thân các thói quen đưa ra quyết định khách quan nhất. Một Entrepreneur sẽ không hành động theo cảm tính. Hãy đánh giá đúng năng lực của bản thân mình để có thể đưa ra những giải pháp hợp lý, tránh đối mặt với những rủi ro không đáng có.
Các loại hình Entrepreneur phổ biến
Entrepreneur hiện nay bao gồm khá nhiều loại hình kinh doanh, dưới đây là một số loại hình Entrepreneur phổ biến nhất:
Xem thêm: Vốn kinh doanh là gì? Những vấn đề liên quan có thể bạn chưa biết
Kinh doanh nhỏ
Các mô hình kinh doanh nhỏ như: cửa hàng tạp hóa, tiệm làm tóc, thợ mộc, thợ sửa ống nước, đại lý du lịch, thợ điện,….Thông thường những người làm chủ loại hình kinh doanh hay thuê người quen, các thành viên trong gia đình làm việc cho họ.
Lợi nhuận từ mô hình kinh doanh nhỏ này thường chỉ đủ nuôi sống bản thân và gia đình, không đủ để điều hành doanh nghiệp. Trong trường hợp, không đủ vốn để bắt đầu hoạt động kinh doanh, thường họ sẽ tìm đến các ngân hàng hoặc người thân, gia đình, bạn bè.
Khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng
Thường Entrepreneur sẽ bắt tay vào kinh doanh khi họ đã nắm được việc sở hữu tầm nhìn, thay đổi được cục bộ. Bắt đầu thu hút nhà đầu tư sẵn sàng đón nhận những cái mới và có tư duy vượt trội. Sau đó, họ tuyển dụng những người có năng lực, trình độ giỏi để tập trung nghiên cứu khả năng phát triển của mô hình kinh doanh, sau đó đi vào thử nghiệm. Dạng mô hình kinh doanh này thường sẽ đòi hỏi người làm chủ phải ưa mạo hiểm, có nhiều vốn để hỗ trợ cho công việc kinh doanh diễn ra trơn tru nhất.
Khởi nghiệp trong công ty lớn
Thông thường tại các công ty lớn, để xác định vòng đời doanh nghiệp, cần phải duy trì, phát triển kinh doanh bằng việc cung cấp, cải tiến các phiên bản mới của sản phẩm. Các thay đổi về thị hiếu khách hàng, công nghệ, tính cạnh tranh sẽ vô hình chung tạo ra sức ép cho các công ty lớn khi tạo ra một sản phẩm mới phù hợp với thị trường và khách hàng mới. Để có thể bắt nhịp với các thay đổi, buộc công ty phải đầu tư mua các công ty nhỏ hoặc phải cố gắng cải tiến các sản phẩm
Khởi nghiệp hướng xã hội
Loại hình kinh doanh này sẽ tập trung vào việc sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ nhằm giải quyết các nhu cầu, vấn đề về xã hội, cải thiện được đời sống. Mục tiêu là làm việc hướng đến cộng đồng thay vì lợi nhuận.
Trên đây là những giải đáp xoay quanh câu hỏi: Entrepreneur là gì? Các loại hình Entrepreneur phổ biến. Mong rằng với những chia sẻ trên của News.timviec sẽ giúp bạn hiểu hơn về thuật ngữ này, có thể thấy đây chính là những điều kiện thuận lợi, giúp nâng cao được tinh thần làm giàu và làm chủ được bản thân. Chúc bạn thành công!