Chức danh là gì? Phân biệt giữa chức danh và chức vụ
Ngày nay, việc nhìn vào chức danh, chức vụ để xác định một người có địa vị như thế nào trong xã hội đã trở nên rất phổ biến trong các tổ chức nghề nghiệp, chính trị,…Vậy cụ thể thuật ngữ chức danh là gì? Cùng tìm hiểu kĩ hơn ở bài viết sau đây nhé!
Chức danh là gì?
Chức danh là phận sự, trách nhiệm, sự ghi nhận một vị trí được đơn vị chính trị, tổ chức thế giới, tổ chức nghề nghiệp,…công nhận. Chức danh thường được sử dụng gắn liền với công việc.
Xem thêm: Trợ lý là gì? Phân biệt công việc trợ lý và thư ký giám đốc
Ví dụ: Thạc sĩ, cử nhân, ca sĩ, bác sĩ,….
Người nắm giữ chức danh chỉ cần phấn đấu, cố gắng để được công nhận chức danh đó mà không cần được tuyển dụng, quản lý bởi bất kỳ một tổ chức nào mà được công nhận bởi xã hội.
Chức vụ là gì?
Chức vụ là sự đảm nhiệm một địa vị, vai trò nhất định trong một tập thể/tổ chức. Chức vụ có được do quá trình bầu cử, bổ nhiệm, do hợp đồng hay một hình thức nào đó. Ví dụ về chức vụ như chủ tịch, giám đốc, trưởng phòng, trưởng nhóm,…
Để đạt được những chức vụ nhất định các cá nhân cần phải trải qua quá trình tuyển dụng, đào tạo, đánh giá. Và người nắm giữ chức vụ cần có được sự công nhận và quản lý bởi một tổ chức cụ thể.
Một người có thể vừa có chức danh, vừa có chức vụ. Hoặc chỉ có chức danh hoặc chức vụ.
Điểm khác biệt giữa chức danh và chức vụ
Chức vụ và chức danh thường đi cùng với nhau nhưng lại có những đặc điểm không giống nhau, cụ thể:
Chức danh | Chức vụ | |
Về sự công nhận, thừa nhận | Được sự công nhận về quá trình phấn đấu của một cá nhân trong xã hội để có được chức danh đó. Ví dụ: Phát thanh viên, giáo sư, giáo viên, thạc sĩ, cử nhân,….. | Không đơn thuần chỉ là sự công nhận từ xã hội mà quan trọng hơn là sự công nhận từ tổ chức về quyền hạn, chức năng, vị trí mà cá nhân đó nắm giữ. Chức vụ này sẽ không được ghi nhận nếu không có sự công nhận từ tổ chức đang quản lý. |
Về nhiệm vụ, chức năng | Cá nhân mang chức danh sẽ thực hiện chức danh gắn với tên gọi của mình Ví dụ: Bác sĩ: Khám, chữa bệnh Giáo viên: giảng và dạy học | Cá nhân mang chức vụ thường mang các chức năng khác nhau và nắm giữ một vị trí quan trọng nhất định trong tập thể, tổ chức, đơn vị nào đó. Chức năng của chức vụ sẽ được tổ chức quy định rõ ràng. |
Về đơn vị quản lý | Cá nhân có chức danh có thể sẽ được quản lý bởi một đơn vị hoặc không được quản lý => Bởi các cá nhân này không bắt buộc phải thuộc đơn vị nào quản lý.
| Một trong những đặc trưng, đặc điểm cơ bản của chức vụ là có sự công nhận của một tổ chức. Ghi nhận vị trí, những chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn đối với chức vụ đang nắm giữ. Vì vậy nên người nắm giữ chức vụ phải được quản lý bởi một tổ chức/đơn vị nhất định. |
Tầm quan trọng của chức danh trong công việc
Đối với người lao động
- Việc có được chức danh cao, thêm vào đủ nội lực sẽ khiến cá nhân mang chức danh đó sẽ thấy được phẩm giá của mình được nâng cao và cố gắng phấn đấu để xứng đáng với chức danh. Cảm thấy có chỗ đứng trong mắt các đồng nghiệp và sếp.
- Trong công việc, khách hàng và cộng sự sẽ tôn trọng người lao động nếu họ có chức danh cao. Tạo uy tín của doanh nghiệp với nhiều người mong muốn sử dụng việc với cai quản hoặc nhân sự cấp cao
- Cá nhân đảm nhận chức danh công việc cao sẽ cảm thấy hào hứng hơn khi tham gia xây dựng ra những thời cơ mới.
Ví dụ: Một nhà tuyển dụng phải xem xét hàng trăm sơ yếu lý lịch để có thể lựa chọn và tìm ra người phù hợp nhất. Việc có một chức danh tốt sẽ là điểm cộng sáng trong mắt nhà tuyển dụng
Xem thêm: Senior là gì? Những kỹ năng giúp Senior đạt được mức lương khủng
Đối với doanh nghiệp
- Trong doanh nghiệp, chức danh sẽ xác định rõ công việc, vị trí phải thực hiện ở mỗi nhân sự. Giúp doanh nghiệp có thể quan sát tổng thể trực quan, thống trị tốt trong việc nghiên cứu, đánh giá về mức độ hoàn thiện công việc, sự phân bổ công việc, nghĩa vụ phù hợp đến từ bộ phận hoặc vị trí.
- Việc xác định rõ công việc, nhiệm vụ chính cho từng cá nhân => Giúp doanh nghiệp hình thành nên bộ máy quản lý rõ ràng, đánh giá được năng suất hiệu quả công việc của mỗi cá nhân, từ đó đưa ra phương án tốt nhất để phân bổ công việc hiệu quả nhất.
- Ngoài ra, công ty còn có thể thu thập được các thông tin về điều kiện môi trường làm việc, giúp biết được điểm mạnh, điểm yếu, chỗ nào thừa chỗ nào đủ để có thể luân chuyển công việc một cách có lợi nhất cho người lao động và công ty.
=> Việc sử dụng chức danh không chỉ tạo địa vị cho mỗi cá nhân mang tính chủ trương tham mưu hoạch định, mà còn là chính sách giúp doanh nghiệp giữ chân, thu hút và chiêu mộ những người tài có năng lực. Đây cũng là hình thức khen thưởng những đóng góp của người lao động
Tiêu chuẩn bổ nhiệm chức danh, chức vụ theo quy định pháp luật
Theo quy định pháp luật, có một số vị trí đặc thù sẽ cần có những tiêu chuẩn nhất định để ứng viên có thể được bổ nhiệm chức danh. Ví dụ:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm chức danh chủ tịch nước
Theo điều 86, hiến pháp năm 2013 quy định Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nước CHXHCN Việt Nam về các mặt đối nội, đối ngoại.
Tại điều 87, hiến pháp đã quy định cụ thể chức danh Chủ tịch nước sẽ do quốc hội bầu trong số đại biểu quốc hội. Đồng thời, quá trình công tác của chủ tích nước phải chịu trách nhiệm, báo cáo trước quốc hội. Nhiệm kỳ của chủ tịch nước sẽ theo nhiệm kỳ của quốc hội. Khi quốc hội hết nhiệm kỳ, chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi bầu ra chủ tịch mới.
Ngoài ra, điều 93 hiến pháp cũng quy định về việc nếu bị khuyết chủ tịch nước thì phó chủ tịch nước sẽ giữ chức danh quyền chủ tịch nước cho đến khi chủ tịch nước trở lại làm việc hoặc cho đến khi quốc hội bầu ra chủ tịch mới.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm chức danh thủ tướng chính phủ
Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, do quốc hội bầu trong số các đại biểu quốc hội theo đề cử của Chủ tịch nước. Thủ tướng sẽ chịu trách nhiệm trước quốc hội và báo cáo công tác của Chính phủ, của cá nhân trước quốc hội, chủ tịch nước. Hiện theo quy định 214-QĐ/TW, tiêu chuẩn bổ nhiệm chức danh thủ tướng Chính phủ gồm:
- Bảo đảm các tiêu chuẩn chung của ủy viên bộ chính trị, ban bí thư
- Có uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong TW, bộ chính trị, toàn đảng, toàn dân
- Có năng lực nổi trội trên các mặt công tác, nhất là đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng
- Là trung tâm đoàn kết các lực lượng xã hội, cộng đồng dân tộc trong, ngoài nước
- Quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công
- Đã hoàn thành tốt nhiệm vụ ở các chức vụ bí thư tỉnh ủy hoặc trưởng ban, bộ ngành thuộc trung ương
- Tham gia bộ chính trị ít nhất 1 nhiệm kì
Một số trường hợp đặc biệt
Nhân viên là chức danh hay chức vụ?
Để xác định nhân viên là chức danh hay chức vụ thì nhân viên đó phải đi kèm với một vị trí cụ thể nào đó mới có thể xác định được. Nhưng cũng có thể dựa vào những tiêu chí cụ thể như sau:
Xem thêm: ASM là gì? Muốn trở thành ASM cần kỹ năng đặc biệt gì?
- Cá nhân này được xã hội công nhận trong quá trình gì?
- Cá nhân này đảm nhận vấn đề gì có nằm trong cơ quan nào quản lý hay không?
- Cá nhân này có đảm bảo đảm nhiệm được vị trí, vai trò nào tại cơ quan/tổ chức hay không?
Hiệu trưởng là chức danh hay chức vụ?
Hiệu trưởng là một chức vụ, để có thể nắm giữ chức vụ này, họ phải trải qua quá trình bổ nhiệm khá khó khăn và phải tuân thủ theo quy định pháp luật.Sau khi được bổ nhiệm chức danh, Hiệu trưởng sẽ nhận được sự quản lý từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hiệu trưởng là chức vụ nắm giữ vai trò rất quan trọng trong trường học, có vai trò quản lý các chức danh phía dưới. Có nhiều chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ quản lý trong trường học. Dưới góc độ trường học thì hiệu trưởng cũng có nghĩa vụ, quyền hạn như một giáo viên. Mà giáo viên là chức danh được công nhận bởi pháp luật Việt Nam.
Như vậy có thể thấy rằng Hiệu trưởng vừa là chức danh, vừa là chức vụ
Trên đây là những thông tin được chia sẻ giải đáp cho câu hỏi: “Chức danh là gì? Tầm quan trọng của chức danh trong công việc” Mong rằng với những chia sẻ trên đây của News.timviec bạn sẽ có cho mình những kiến thức và góc nhìn bổ ích về thuật ngữ này. Chúc bạn thành công!