FCA là gì? Chi tiết điều kiện giao hàng incoterm FCA
FCA là gì? Đâu là những chi tiết về điều kiện giao hàng FCA theo incoterm. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau
FCA là gì?
FCA là thuật ngữ ám chỉ điều kiện giao hàng miễn phí trong xuất nhập khẩu. Những cách thức này là hoàn toàn miễn phí và được quy định trong các điều khoản về thương mại quốc tế Incoterms 2010. FCA term được sử dụng cho tất cả các giao dịch hàng không, đường biển. Ngoài ra, các điều khoản giao hàng của FCA terms cũng có thể được áp dụng cho các hoạt động vận chuyển nội địa.
Trong số các điều khoản Incorterms hiện nay, các nhà nhập khẩu thường đánh giá FCA phù hợp hơn FOB; CIF trong vận tải đường biển.
Xem thêm: Hàng nhập khẩu là gì? Vai trò và các hình thức nhập khẩu phổ biến
Điều kiện giao hàng FCA?
Điều kiện về trách nhiệm của người bán
Đối với trách nhiệm của người bán theo FCA term, bên bán sẽ cần phải:
- Điều trucking đến nơi chỉ định thuộc nước của bên bán
- Việc bốc hàng lên phương tiện vận tải nội địa sẽ do bên mua chỉ định
- Bên bán cần phải tiến hành làm thủ tục thông quan cho hàng xuất khẩu
- Tiến hành đóng thuế xuất khẩu cho lô hàng (nếu có quy định)
Điều kiện trach nhiệm của bên mua trong incoterms FCA
Bên mua cần phải book phương tiện vận tải quốc tế: máy bay, tàu biển
- Hoàn thành local chare đầu xuất
- Hoàn thành local charge đầu nhập
- Tiền hành thực hiện thủ tục thông qua cho hàng nhập khẩu
- Điều phối, giám sát công việc dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải nội địa tại kho của bên mua
Điều kiện về rủi ro trong giao hàng FCA
Nếu giao hàng tại cảng biển:
- Đối với trường hợp hàng đóng trong container: Bên bán chỉ cần chở hàng đến các nơi mà hãng tàu chỉ định giao container là hoàn thành trách nhiệm trong hợp đồng. Nếu có bất cứ rủi ro nào phát sinh từ các ICD này thì chi phí về rủi ro sẽ cho bên mua chịu
- Đối với trường hợp hàng không đóng trong cotainer: Bên bán sẽ phải chở hàng tới cảng chính, đặt hàng tại các mép tàu là hoàn thành trách nhiệm. Nếu như có rủi ro trong quá trình bốc dõ mà xảy ra rủi ro thì bên mua sẽ phải chịu.
Nếu giao hàng tại cảng hàng không:
Trong trường hợp hàng đã giao về các kho hàng thuộc hãng bay mà người mua thuê, bên bán chỉ cần chở hàng đến kho để giao cho hãng bay là đủ. Ngoài ra, bên bán không chi trả phí dỡ hàng xuống xe. Trong trường hợp nếu mất hàng hóa thì chi phí rủi ro sẽ do bên mua chịu
Điều kiện về bảo hiểm hàng hóa
Theo như các điều kiện incoterms FCA, không bên nào bắt buộc phải mua bảo hiểm hàng hóa. Tuy nhiên, nếu muốn phòng tránh rủi ro thì hai bên có thể mua bảo hiểm cho lô hàng.
Xem thêm: Hạn ngạch nhập khẩu là gì? Nó có thực sự cần thiết hiện nay?
Nghĩa vụ của các bên liên quan theo FCA 2021
Theo quy định mới nhất của incoterms FCA 2021, cnghĩa vụ của các bên sẽ được quy định như sau;
Đối với người bán
- Bên bán cần phải cung cấp chính xác về số lượng hàng hóa, chứng từ, hóa đơn thương mại cũng như các bằng chứng khác theo yêu cầu quy định trong hợp đồng.
- Bên bán có thể cho phép và hỗ trợ lấy tài liệu vận chuyện theo yêu cầu, chi phí của người mua
- Người bán cần chuẩn bị hàng hóa để bắt đầu quá trình đo lường, đóng gói
Đối với bên mua
- Bên mua cần hoàn thành các thủ tục custom clearance có liên quan đến hàng hóa và vận chuyển từ thời điểm giao hàng của bên bán tới chuyển phát nhanh.
- Bên mua chịu trách nhiệm nhận tiền hàng, hoàn thành các thủ tục cần thiết để chuẩn bị cho khâu nhập khẩu
- Bên mua phải nhận giao hàng tại địa điểm đã được thỏa thuận trước trong hợp đồng
Ưu điểm, nhược điểm của điều kiện FCA là gì ?
Về ưu điểm
- Bên bán có thể nâng cao giá bán của hàng hóa do phải cộng thêm các khoản phí phát sinh khi thực hiện trách nhiệm của mình
- Bên mua sẽ nắm rõ được các chi phí thật sự trong toàn bộ quá trình vận chuyển tới cảng. Điều này giúp tránh được hiện tượng thổi phồng giá
- Bên mua không cần quá lo lắng về thủ tục thông quan khi trách nhiệm này được quy định hoàn toàn thuộc về phía bên bán.
Về nhược điểm
- Nếu giữa hai bên có thêm những đề xuất nhất định thì đều có thể bị bên bán tính phí. Nguyên nhân là do bên bán có thể phải chịu thêm các rủi ro nếu có những yêu cầu mới
- Trong trường hợp bên bán chấm dứt trách nhiệm khi hàng hóa đã được thông quan, bên mua sẽ thực hiện việc mua bảo hiểm và chịu toàn bộ rủi ro về sau trong suốt quá trình vận chuyển
- Bên mua sẽ phải thực sự đứng ra sắp xếp vận chuyển. Họ phải cung cấp chính xác cho bên bán địa điểm giao hàng thật sự.
Trên đây là một số điều cơ bản về FCA là gì. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều cẩm nang nghề nghiệp hơn trong lĩnh vực logisitic rất thú vị hiện nay.