Chi phí cơ hội: Công thức tính chi phí cơ hội trong kinh tế vĩ mô
Chi phí cơ hội là một khái niệm rất quen thuộc trong nền kinh tế vĩ mô. Cùng tìm hiểu thêm về công thức xác định khoản chi phí này trong bài viết sau
Chi phí cơ hội là gì?
Chi phí cơ hội được hiểu là một khoản tiền đại diện cho những lợi ích mà một cá nhân, tổ chức có thể bỏ lỡ khi lựa chọn một phương án kinh doanh này thay vì phương án kinh doanh khác. Hiểu đơn giản, thì opportunity cost là sự phản ánh các khoản tiền sử dụng các nguồn lực khan hiếm vào việc sản xuất hàng hóa, dịch vụ bằng giá trị của các cơ hội bị bỏ qua.
Mặc dù trong báo cáo tài chính của các công ty không đề cập nhiều tới chi phí cơ hội, nhưng các CEO vẫn có thể sử dụng khái niệm này để đưa ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh phù hợp.
Xem thêm: Chi phí vốn là gì? Ý nghĩa của chi phí vốn trong kinh doanh
Ưu, nhược điểm của chi phí cơ hội trong kinh tế vĩ mô
Ưu điểm
- Nhận thức về cơ hội bị mất: Chi phí chính là điều khiến bạn phải cân nhắc khi lựa chọn các phương án kinh doanh nhất định. Việc nhận thức được điều này sẽ giúp cho bạn có những kế hoạch hợp lý hơn nhằm tối đa hóa nguồn lực của mình.
- Xác định giá tương đối: Ưu điểm quan trọng của chi phí cơ hội đó là việc giúp bạn so sánh được mức giá tương đối và lợi ích của từng phương án. Từ đó, bạn có thể so sánh được tổng giá trị của các tùy chọn à quyết định phương án nào có thể đem lại giá trị tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của bạn.
Nhược điểm
- Về thời gian: Các khoản chi phí hiện cần có thời gian để tính toán, cân nhắc giữa các lựa chọn khác nhau. Các chủ doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định sáng suốt thông qua việc xem xét các chi phí cơ hội. Tuy nhiên bạn sẽ cần phải có thời gian để so sánh giữa các phương án và đưa ra quyết định kinh doanh cho riêng mình.
- Thiết kế toán: Nhược điểm lớn nhất của các khoản chi phí tế vĩ mô đó là việc các khoản này không được tính toán vào hoạt động kế toán của công ty. Các doanh nghiệp nên xem xét những đánh giá nhất định để có thể tìm được các cơ hội đã bị bỏ qua so với kết quả thực tế của các phương án đã được chọn.
Xem thêm: Vốn hóa thị trường là gì? Ý nghĩa của vốn hóa thị trường
Công thức tính chi phí cơ hội
Để tính chi phí trong hoạt động quản trị kinh doanh, bạn có thể áp dụng theo công thức sau:
OC = FO – CO
Trong đó :
- OC (Opportunity cost): Chi phí cơ hội
- FO (Return on best foregone option): Lợi nhuận của lựa chọn hấp dẫn nhất
- CO (Return on chosen option): Lợi nhuận của lựa chọn được chọn
Ví dụ:
Một doanh nghiệp đang có dự định đầu tư kinh doanh với số vốn điều lệ 200.000 USD. Người đứng đầu doanh nghiệp lúc này đang có phương án đầu tư gồm:
- Phương án 1: 200.000 USD sẽ được đầu tư vào sàn chứng khoán với khoản lợi nhuận ước lượng 12%/ năm. Nếu lựa chọn phương án này, nhà đầu tư sẽ kiếm được 24.000 USD cho minhf.
- Phương án 2: 200.000 USD này sẽ được đầu tư vào tài sản cố định – đầu tư trang thiết bị sản xuất mới. Phương án này sẽ giúp nhà đầu tư đem về lợi nhuận 20.000 USD.
Nếu như lựa chọn phương án đầu tư vào tài sản cố định, doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra khoản tiền chi phí như sau:
OC = FO – CO = 24.000 – 20.000 = 4.000 (USD)
Các khái niệm có liên quan đến chi phí cơ hội
Chi phí cơ hội so với cơ cấu vốn
Để có thể xác định được cơ cấu vốn hợp lý , việc nghiên cứu các chi phí sử dụng vốn luôn được coi là điều đặc biệt quan trọng. CHi phí sử dụng vốn là nhân tố có tác động đến cơ cấu vốn. Các con số này có thể định tính, định lượng được để có thể có căn cứ thiết lập được nguồn vốn tối ưu.
Chi phí sử dụng vốn được hiểu là một khoản tiền nhất định được bỏ ra để có thể sử dụng được nguồn vốn đầu tư bất kỳ. Ví dụ: Nếu các công ty thực hiện vay vốn từ ngân hàng, tổ chức tín dụng thì lãi suất huy động cùng các khoản chi phí khác nhau chính là chi phí của nguồn vốn.
Chi phí cơ hội của một hàng hóa
Khái niệm này được hiểu là một khối lượng hàng hóa khác phải hy sinh để doanh nghiệp có thể sản xuất được một đơn vị hàng hóa nhất định phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Chi phí cơ hội tăng dần
Chi phí tăng dần là việc nếu như bạn đổ nhiều nguồn lực vào một hoạt động kinh doanh nhất định, chi phí của bạn sẽ được tăng lên dựa theo mỗi đơn vị nguồn lực thêm vào.
Ví dụ: Nếu một vửa hàng có 5 nhân sự làm việc, sau đó bạn tuyển thêm 1 vị trí khác vào làm việc. Lúc này cửa hàng sẽ mất thêm một ít doanh số để chuyển sang việc trả lương cho nhân sự mới tuyển.
Tham khảo: Cẩm nang nghề nghiệp dành cho ứng viên ở mọi ngành nghề
Chi phí cơ hội là một khoản phí rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ được hơn về khoản phí kinh doanh rất quan trọng này.