CFS là gì? Các hoạt động chính trong CFS là gì ?
CFS là gì? CÓ những khái niệm nào liên quan đến CFS charge trong ngành xuất nhập khẩu. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau
Định nghĩa CFS là gì ?
CFS là gì?
CFS được hiểu với 2 ngữ cảnh khác nhau. Địa điểm và một loại chi phí thường được áp dụng trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Đối với ngữ cảnh đầu tiên, CFS được hiểu là một địa điểm kho bãi chuyên biệt nhằm dành riêng cho việc nhập các hàng LCL – hàng lẻ. Những mặt hàng này sẽ được gom về một địa điểm kho bãi. Kho này sẽ được gọi là kho CFS. Tiến tình gom hàng lẻ trong logisitc sẽ được diễn ra như sau:
- Với các mặt hàng xuất khẩu: Hàng LCL sẽ được tập hợp tại một kho hàng ở trong cảng. Mục đích của việc này sẽ là chờ cho số lượng hàng hóa lẻ được đầy đủ nhằm đóng chung vào một container để có thể xuất khẩu đến cảng đích.
- Với các mặt hàng nhập khẩu: Hàng LCL sẽ được gỡ ra từ container sau đói nhập vào các kho bãi chuyên cho hàng lẻ để bên nhận có thể tới lấy hàng.
Xem thêm>>> Cán cân xuất nhập khẩu là gì? Vài điều nên biết về xuất nhập khẩu
Vai trò của CFS trong xuất nhập khẩu là gì ?
Các container freight staion hiện nay đóng vai trò quan trọng trong hoạt động logisitic như:
- Tích trữ các hàng hóa lẻ: Trong hoạt động forwarder, các công ty sẽ thường sử dụng các dịch vụ khác nhau để cung cấp hàng lẻ tới điểm đến mà không cần phải thuê nguyên 1 container. Để giải quyết được điều này, nhân viên hải quan sẽ cần phải nhập số lượng hàng lẻ đó về kho bãi theo đúng quy định. Kho này được gọi là kho CFS. Sau đó, cơ quan hải quan sẽ cần phải chờ cho các mặt hàng lẻ từ những thương hiệu khác tới đến khi đủ một container thì mới bắt đầu cho xuất khẩu.
- Đảm bảo sự hợp pháp về hải quan: Có một số trường hợp thuộc pháp luật mà các hoạt động xuất nhập khẩu hàng LCL cần chú ý. Trong một số trường hợp, các kho CFS thường sẽ chứa nhiều hàng hóa nằm trong danh mục hàng nhập khẩu nhưng chưa làm thủ tục hải quan. Vì thế, kho CFS cũng đóng vai trò cho phép các doanh nghiệp có thể nhập kho các mặt hàng xuyết khẩu dù đã làm thủ tục hải quan. Tuy nhiên, hàng hóa sẽ cần phải đưa vào trong kho để có thể kiểm tra thực tế
CFS là gì về mặt chi phí
CFS là phí gì ?
Chi phí CFS được hiểu là một khoản phí dịch vụ cho các hoạt động xử lý hàng hóa được diễn ra tại kho hàng lẻ gồm: vận chuyển từ bãi vào kho, từ kho đến người nhận, lưu trữ, bảo quản hàng hóa….
Múc thu CFS charge hiện nay là bao nhiêu
Trong các hợp đồng giao nhận hiện nay, phí cfs charge thường dao động từ 07 – 15 USD/cbm hàng. Và tùy vào từng đại lý vận chuyển, tùy vào sự bù trừ qua lại với các loại phụ phí khác của lô hàng mà khoản phí CFS sẽ có sự thay đổi nhất định. Tuy nhiên, chỉ có hàng lẻ được đóng ghép chung container mới là những đối tượng bị thu CFS charge. Nguyên nhân là do các mặt hàng FCL – hàng sử dụng nguyên container sẽ không cần phải ghép hàng tại cảng mà có thể tiến hành quá trình tách, ghép hàng ngay tại nhà máy.
Ai chịu trách nhiệm thu phí CFS ?
Hiện tại, chi phí CFS là gì được thu tại cả cảng xuất khẩu và các nhập khẩu. Trong đó, các bên đều cần phải đưa hàng lẻ của mình vào kho CFS trước khi bộ phận hải quan đóng hàng hoặc rút hàng khỏi container.
Quy trình thu phí CFS
Hiện tại, quy trình thu phí CFS tại các cảng hàng hóa sẽ được diễn ra theo các bước sau:
- Bước 1: Nhân viên làm việc tại cảng sẽ thu trực tiếp từ các forwarder
- Bước 2: Các forwarder cần phải chịu trách nhiệm thu lại từ các chủ hàng đã gửi hàng đi tùy thuộc vào khối lượng, số khối hàng hóa đã được lưu rõ ràng trên hợp đồng.
Xem thêm: Bpo là gì? Tầm quan trọng của Bpo trong doanh nghiệp
CFS là gì về mặt kho bãi
Kho CFS là gì ?
Kho CFS được hiểu là một hệ thống kho bãi được sử dụng nhằm mục đích thu gom, chia tách các hàng lẻ, hay còn gọi là hàng LCL – Less than container load.
Theo khoản 3, điều 61, luật hải quan 2014, những mặt hàng được lưu trữ trong hệ thống kho CFS gồm các sản phẩm:
- Hàng nhập khẩu chưa được làm thủ tục hải quan
- Hàng xuất khẩu đã đăng ký, hoàn tất thủ tục hải quan và được đưa vào để kiểm tra thực tế
Các hoạt động chính trong kho CFS là gì ?
Các hoạt động chính diễn ra trong kho hàng CFS hiện nay gồm:
- Đóng góp, sắp xếp, điều phối lại các hàng hóa chờ xuất khẩu
- Chia tác, đóng ghép hàng vào các container. Mặc hàng này sẽ được chia tác, đóng ghép chung hoặc ghép với hàng Việt Nam để có thể thực hiện xuất khẩu
- Đóng ghép các mặt hàng xuất khẩu vào cotainer để chuẩn bị xuất sang bên thứ 3.
- Thay đổi quyền sở hữu hàng hóa trong kho
Quy trình khai thác hàng CFS trong kho hàng hóa
Đối với hàng nhập
Quy trình khai thác hàng nhập tại kho CFS gồm các bước:
- Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ gồm: giấy ủy quyền của chủ hàng; người thuê kho, master bill of lading, manifest
- Bước 2: Chuẩn bị thủ tục Hải quan để khai thác hàng nhập vào kho CFS
- Bước 3: Giao hàng từ cảng xuất khẩu, nhập khẩu về kho bãi
- Bước 4: Đưa hảng lẻ về kho CFS
Đối với hàng xuất khẩu
- Bước 1: Xác định nhu cầu booking để lên kế hoạch nhập hàng
- Bước 2: Forwarder cần liên lạc với chủ hàng để xác nhận thời gian hàng về kho
- Bước 3: Giao hàng
- Bước 4: Đóng gói hàng
- Bước 5: Chuẩn bị container để tiến hành đóng, ghép hàng
- Bước 6: Kiểm hóa tại cơ quan hải quan
- Bước 7: Giám sát
Tìm hiểu thêm: Cẩm nang nghề nghiệp các ngành nghề hiện nay giúp bạn có định hướng tốt cho công việc tương lai.
Trên đây là một số thông tin về CFS là gì. Hy vọng bài viết trên của news.timviec.com.vn sẽ giúp bạn có thêm được những kiến thức chuyên môn nhất định về ngành xuất nhập khẩu này.