PWC Việt Nam: Tổng quan về công ty TNHH PWC Việt Nam
PWC Việt Nam là một trong những sự lựa chọn được rất nhiều nhân sự muốn phát triển sự nghiệp cho riêng mình. Hãy cùng tìm hiểu thêm về công ty trong bài viết sau
Tổng quan về PWC Việt Nam
Thông tin chung
- Tên đầy đủ của doanh nghiệp: Công ty TNHH PwC Việt Nam
- Website: https://www.pwc.com/vn/vn.html
- Trụ sở chính của công ty PWC VIệt Nam: Tầng 16, Keangnam Hanoi Landmark Tower, Lô E6, Khu đô thị Cầu Giấy, phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Lịch sử hình thành công ty PWC Việt Nam
PWC Việt Nam được thành lập từ năm 1994 với 2 văn phòng đại diện tại thị trường Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh. Sau một thời gian hoạt động, tập đoàn PWC đã có sự sáp nhập lớn nhất trong ngành kiểm toán khi Price Waterhouse và tập đoàn Cooper & Lybrand bắt tay với nhau. Kể từ đó, tên công ty theo tư cách pháp nhân đã được đổi thành công ty TNHH PWC Việt Nam.
Hiện nay, công ty PWC Việt Nam hiện đang có mối quan hệ tốt với các định chế tài chính, doanh nghiệp nhà nước, các công ty tư nhân khác nhau trên thị trường. Đối tượng khách hàng chính của công ty TNHH PWC Việt Nam hiện nay chủ yếu là những khách hàng doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.
Các dịch vụ chính PWC Việt Nam đang thực hiện
Tại tập đoàn PWC Global, các dịch vụ chính của công ty gồm:
- Advisory
- Audit and assurance services
- Entrepreneurial and private clients
- Tax advisory
- Legal advisory
- Family business services
- IRFS – dịch vụ chuyển đổi báo cáo theo chuẩn IFRS
- Sustainability and climate change
- People and organisation
Đây là một số dịch vụ chính tại tập đoàn mẹ. Tuy nhiên, ở PWC Việt Nam sẽ còn có thêm một vài dịch vụ, sản phẩm khác nhau như:
- Tư vấn thương vụ
- Tư vấn hoạt động doanh nghiệp.
- Các gói dịch vụ chuyên biệt cho các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan…..
Trong đó, các sản phẩm có liên quan đến kiểm toán vẫn chiếm phần lớn trong hoạt động kinh doanh của công ty TNHH PWC Việt Nam. Đặc biệt, cuốn sổ tay thuế được cập nhật hàng năm chính là nguồn tư liệu hữu tích dành cho những người có đam mê trong ngành kiểm toán.
Xem thêm>>> Deloitte Việt Nam: Kinh nghiệm làm việc công ty kiểm toán big4
Đánh giá môi trường làm việc tại PWC Việt Nam
Văn hóa doanh nghiệp tại công ty
Do có rất nhiều cán bộ nhân viên là các du học sinh. Đồng thời, bộ phận lãnh đạo tại công ty cũng có rất nhiều người đến từ các quốc gia khác nhau do đó đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp đó là sự đa văn hoán. Hiện nay, PWC Việt NAm là thành viên trực thuộc PWC SEAPEN với các quốc gia trong khu vực như: Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Lào. Chính vì thế, nhân sự của công ty cũng thường xuyên được làm việc với đồng nghiệp tới từ các quốc gia khác nhau trong khu vực.
Với slogan: Building Relationship, creating value. Tại doanh nghiệp, việc xây dựng cho khách hàng một niềm tin chính là sự ưu tiên hàng đầu. Chính vì vậy, doanh nghiệp luôn cho các nhân sự có thể được tham gia các khóa đào tạo trong và ngoài nước để nâng cao kỹ năng chuyên môn của mình. Đây chính là lý do mà trong mắt của khách hàng, doanh nghiệp luôn có vị trí uy tín rất cao.
Lương ở PWC Việt Nam dành cho nhân sự
Đối với nhiều người đã từng làm việc tại PWC Việt Nam, hầu hết đều cho rằng mức thu nhập tại công ty không được cao. Nếu như so sánh về ngân hàng thì chế độ đãi ngộ của công ty chỉ cao hơn ở một vài vị trí. Tuy nhiên, khi đã làm việc tại các doanh nghiệp thuộc nhóm big4 trong ngành nghềđều được đánh giá khá tốt. Đồng thời, môi trường làm việc của công ty cũng rất tốt.
Từ lâu, các thông tin đăng tuyển trên các trang tìm việc làm của nhóm big4 trong các ngành nghề nói chung và ngành kiểm toán – kế toán nói riêng luôn là ước mơ của nhiều nhân sự dày dặn kinh nghiệm.
Bên cạnh lương ở PWC VIệt NAm, các cán bộ nhân viên còn nhận thêm được những chế độ khác nhau như:
- Hỗ trợ ăn trưa, đảm bảo chi phí bảo hiểm sức khỏe cho nhân sự
- Thương tháng lương 13 dựa theo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
- Được công ty tổ chức du lịch cho các nhân sự
- Được thưởng nóng nếu có thành tích làm việc xuất sắc
Ngoài ra, không chỉ có chế độ lương thưởng tốn. Doanh nghiệp cũng đầu tư rất nhiều cho việc giáo dục dành cho giới trẻ. Điển hình là việc dành ra số vốn 60 triệu USD để đầu tư mạnh cho lĩnh vực giáo dục. Đây cũng được doanh nghiệp coi như một phần nghĩa vụ của mình để có thể phục vụ cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Xem thêm: KPMG Việt Nam: Review môi trường làm việc tại công ty big4 kiểm toán
PWC Việt Nam tuyển dụng
Các vị trí hot thu hút nhiều ứng viên của công ty
Hiện tại, trong số các thông tin đăng tuyển dụng miễn phí của PWC Việt Nam, có những vị trí rất hot thu hút được nhiều ứng viên như:
- Chuyên viên kế toán – kiểm toán
- Chuyên viên tư vấn thuế
- Nhân viên chăm sóc khách hàng
- Chuyên gia nghiên cứu, phát triển bền vững và biến đổi khí hậu
- Các chương trình thực tập sinh cho sinh viên năm cuối…..
Tuy nhiên, để có thể cạnh tranh cho một vị trí trong doanh nghiệp thật sự không dễ dàng. Tại công ty, bộ phận PWC Việt Nam tuyển dụng chỉ nhận tối đa 3 triệu file CV xin việc cho trung bình 20 nghìn vị trí khác nhau. Do đó, nếu muốn có cơ hội tuyển dụng thì bạn cần phải thể hiện được chính xác năng lực, trình độ, kỹ năng nghề nghiệp một cách ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Tham khảo: Các vị trí tuyển dụng kế toán hiện đang thu hút nhiều nguồn nhân lực đến từ nhiều nơi trên cả nước
Quy trình PWC Việt Nam tuyển dụng
Vòng 1: Xét duyệt hồ sơ
Để vượt qua được vòng thi này, bạn cần chú ý những điều sau
- Sử dụng Internet Explorer để gửi CV
- Điền chính xác họ tên như trên CMT’/ căn cước
- Không để dấu cách trông trên số chứng minh
- Bắt buộc phải dùng tiếng Anh khi điền form đăng ký
Vòng 2: Làm bài đánh giá năng lực
Với vòng thi này, ứng viên sẽ làm 2 bài thi: Test online và test offline. Trong đó:
- Test Online: chủ yếu là các câu hỏi về JQ, Verbal, tính cách cá nhân, phân tích số liệu kinh tế. Thời gian hoàn thành trong vòng 15 phút
- Test offline: Viết essay xoay quanh chủ đề xã hội. THời gian làm bài: 30 phút
Vòng 3: Kiểm tra kỹ năng làm việc nhóm
Đối với vòng này, hội đồng PWC Việt Nam sẽ đánh gia khả năng hợp tác, sự tự tin thuyết trình của ứng viên . THời gian chuẩn bị của các team sẽ là 30 phút, sau đó, bạn sẽ phải thuyết trình ý tưởng của mình trong 15 phút trước ban giám khảo. Và để thành công, việc thể hiện bản lĩnh cá nhân là chưa đủ. Ứng viên còn cần phải thể hiện được tinh thần đoàn kết của cả nhóm trong phần trình bày của mình.
Vòng 4: Final interview
Vòng phỏng vấn cuối cùng này, ban giám khảo sẽ hỏi bạn một số câu hỏi có liên quan đến các kiến thức chuyên ngành. Chính vì vậy, điều cần nhất lúc này đó là sự bình tỉnh, trả lời không bị sót bất cứ ý nào nhằm tránh việc bị giám khảo vặn quá nhiều.
Trên đây là một số điều cơ bản về PWC Việt Nam mà news.timviec.com.vn tìm hiểu được. Việc được tuyển dụng vào nhóm Big4 luôn là một hành trình vô cùng khó khăn. Vì vậy, hãy chuẩn bị thật kỹ càng trước khi tiến hành quá trình ứng tuyển của riêng mình.