Procurement Manager là gì? Mô tả cụ thể công việc quản lý mua hàng

Procurement Manager có nghĩa là chức danh quản lý mua hàng trong các doanh nghiệp. Để rõ hơn công việc của Procurement Manager là gì? Vai trò của chức vụ này cũng như cơ hội việc làm, hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về nghề Procurement Manager

Procurement Manager là gì? Mô tả cụ thể công việc quản lý mua hàng - Ảnh 1
Khái niệm Procurement Manager

Procurement Manager là gì?

Thuật ngữ Procurement Manager được hiểu là vị trí Quản lý mua hàng trong các doanh nghiệp, công ty hiện nay. Cụm từ này được ghép bởi hai từ “Procurement” mang nghĩa là “thu mua” và “Manager” có nghĩa là “quản lý”. Khi ghép lại với nhau nó trở thành cách gọi của một vị trí chức vụ thuộc khối quản lý.

Vị trí công việc này rất phổ biến tại các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, nhà hàng, khách sạn. Người làm cồng việc này sẽ chịu trách nhiệm giám sát, theo dõi các nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào cho quy trình sản xuất. Đây được xem là một khâu then chốt có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và giá thành của sản phẩm nên được các công ty rất coi trọng.

Ngoài ra các Procurement Manager còn đứng ra thương lượng giá cả với bên đối tác, quản lý chi tiêu nguyên vật liệu mà còn quản lý mua sắm trang thiết bị dùng cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Tham khảo – [Giải mã] Interpreter là gì? Hiểu đúng nhất về công việc phiên dịch viên

Phân biệt thuật ngữ Procurement với Sourcing và Purchasing

Khái niệm Procurement thường bị hiểu nhầm với một vài thuật ngữ khác trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là Sourcing và Purchasing. Tuy nhiên, những khái niệm này này về bản chất khác nhau, cách phân biệt như sau:

  • Sự khác nhau giữa Sourcing và Procurement Manager

Sourcing trong tiếng Anh được hiểu theo nghĩa chuẩn là tìm kiếm nguồn hàng. Người làm công việc Sourcing có trách nhiệm tìm kiếm, đánh giá và lên danh sách các đối tác tiềm năng cho công ty. Đây chỉ là một khâu nhỏ trong quá trình mua hàng và hỗ trợ cho việc mua hàng thuận lợi hơn.

Trong khi Procurement là thu mua hàng hóa. Công việc của các Procurement Manager sẽ dựa trên danh sách do người tìm kiếm nguồn hàng cung cấp (cũng có khi họ kiêm luôn vai trò Sourcing) để xem xét và lựa chọn đối tác cung ứng phù hợp nhất với công ty. Bên cạnh việc lựa chọn đối tác cung ứng, người Quản lý mua hàng còn kiêm nhiệm nhiều công việc khác có liên quan đến các khâu và bộ phận mua hàng.

  • Sự khác nhau giữa Purchasing với Procurement Manager

Purchasing tuy cũng được hiểu là mua hàng nhưng mang nghĩa hẹp hơn so với Procurement. Nói một cách đơn giản, Purchasing dùng để chỉ người thực hiện công việc mua về một loại hàng hóa và dịch vụ nào đó cho doanh nghiệp. Như vậy Purchasing chỉ là một khâu nhỏ nằm trong chuỗi quy trình mua hàng lớn gọi là Procurement. Người Quản lý mua hàng (Procurement Manager) có vai trò và nhiệm vụ lớn hơn nhiều so với nhân viên Purchasing.

Mô tả công việc của Procurement Manager

Procurement Manager là gì? Mô tả cụ thể công việc quản lý mua hàng - Ảnh 2
Công việc của các quản lý mua hàng

Công việc của Procurement Manager

Để hiểu rõ hơn về vị trí quản lý mua hàng thì chúng ta cùng đi vào tìm hiểu các công việc cụ thể của vị trí nghề nghiệp này nha! Công việc của các Procurement Manager bao gồm:

  • Lên ý tưởng, xây dựng kế hoạch về việc mua hàng cho doanh nghiệp
  • Luôn đảm bảo được sự ổn định của hoạt động mua hàng
  • Tìm kiếm các nguồn hàng mới, chất lượng, giá thành hợp lý cho doanh nghiệp
  • Tìm kiến, nghiên cứu, thu thập các nguồn thông tin, đánh giá tính hiệu quả của các nhà cung ứng hàng hóa trên thị trường. Từ đó, giúp công ty có thể lựa chọn được những đối tác phù hợp nhất
  • Thương lượng trực tiếp với bên đối tác những điều khoản về số lượng, nguyên liệu, giá thành
  • Tìm cách đàm phán hợp đồng mua hàng để đại diện công ty ký kết
  • Xây dựng kế hoạch về các buổi đấu thầu để lựa chọn các nhà cung ứng phù hợp
  • Trực tiếp kiểm tra, giám sát các nguồn hàng được cung ứng của đối tác về các mặt: số lượng, thời gian giao hàng, chất lượng, căn cứ theo các thỏa thuận đã được ký kết trong hợp đồng
  • Tiến hành khiếu nại đối tác khi có sự cố về nguyên liệu xảy ra không theo đúng thỏa thuận
  • Kiểm kê hàng hóa khi giao nhận, quản lý các mặt hàng tồn kho để đảm bảo quy trình sản xuất được duy trì ổn định

Có thể thấy được rằng công việc, trách nhiệm mà các quản lý mua hàng cần làm rất  vất vả. Tuy nhiên, cơ hội thăng tiến khi hoàn thành tốt nhiệm vụ của họ rất cao. Vì vậy, vị trí công việc được rất nhiều người đặt làm mục tiêu của mình.

Xem thêm: Hạng mục là gì? Vai trò của hạng mục công trình với doanh nghiệp

Những kỹ năng của một Procurement Manager

Những yếu tố, kỹ năng cần có ở một Procurement Manager giỏi bao gồm:

  • Kỹ năng thương lượng

 Kỹ năng thương lượng tốt sẽ quyết định lợi ích mà công ty có được trong hợp đồng mua bán sản phẩm. Đây gần như cũng là tiêu chí đánh giá độ hiệu quả của một Procurement Manager.

  • Kỹ năng quản lý rủi ro

Kỹ năng quản lý rủi ro giúp người Quản lý mua hàng có tầm nhìn xa trông rộng. Nhờ có kỹ năng này, Quản lý mua hàng có thể xem xét về giá cả của nhà cung ứng trong sự đối chiếu với điều kiện của công ty để cân nhắc rủi ro, qua đó đưa ra lựa chọn đối tác phù hợp.

  • Kỹ năng quản lý tài chính

Tất nhiên một quản lý thu mua cần có kỹ năng quản lý tài chính tốt. Định lượng ngân sách cần thiết cho việc thua mua nguyên vật liệu, sản phẩm. Ra quyết định cuối cùng đi đến ký kết hợp đồng thu mua.

  • Kỹ năng lãnh đạo

Muốn cho công việc được trôi chảy và hiệu quả, Procurement Manager cần phải có kỹ năng lãnh đạo tốt. Kỹ năng này giúp người Quản lý mua hàng tạo ra được sự kết nối, đoàn kết và tương tác hiệu quả giữa các nhân viên.

  • Kỹ năng phân tích thị trường

Tất cả những phân tích sẽ giúp Procurement Manager đưa ra các quyết định thu mua sản phẩm một cách chuẩn xác và mang lại lợi nhuận lớn nhất cho công ty.

Cách tìm kiếm việc làm Procurement Manager

Trên thị trường việc làm hiện nay, vị trí công việc quản lý mua hàng có rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn, không khó để tìm kiếm. Bạn chỉ cần đáp ứng được năng lực chuyên môn, các kỹ năng cần thiết sẽ có thể trở thành một Procurement Manager như mong muốn.

Procurement Manager là gì? Mô tả cụ thể công việc quản lý mua hàng - Ảnh 3
Tìm việc làm quản lý mua hàng

Để tìm kiếm thông tin tuyển dụng, bạn có thể truy cập các website tìm việc làm uy tín hiện nay. Trên thị trường một trong những website tìm việc uy tín, chất lượng bạn có thể tham khảo Timviec.com.vn. Tại đây, có nhiều vị trí việc làm liên quan bạn có thể tham khảo, lựa chọn.

Xem thêm: Performance Marketing là gì? Cách sử dụng hiệu quả qua tiếp thị liên kết

Thông qua bài viết trên, chúng tôi đã giúp các bạn hiểu hơn về công việc Procurement Manager là gì? Để biết thêm nhiều thông tin hấp dẫn bổ ích về các ngành nghề, công việc liên quan đến lĩnh vực kinh doanh.


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Eyeplus Online

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.