Merchandise là gì? Phân loại vị trí và cơ hội việc làm hiện nay
Merchandise được hiểu đơn giản là nhân viên quản lý đơn hàng, thường xuất hiện trong ngành kinh doanh. Vậy merchandise có những vị trí nào? Cơ hội việc làm bộ phận merchandise là gì? Xem bài viết dưới đây để được giải đáp nhé!
Tìm hiểu khái niệm Merchandise
Merchandise là gì?
Merchandise có nghĩa là quản lý đơn hàng, nhân viên merchandise chính là nhân viên quản lý đơn hàng. Những người làm công việc này sẽ thực hiện theo dõi đơn hàng trong cửa hàng, nhà máy sản xuất. Thuật ngữ này thường được sử dụng trong ngành may mặc công nghiệp hiện nay. Bộ phận quản lý đơn hàng đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Bộ phận Merchandise được xem như một chiếc cầu nối để gắn kết các xưởng sản xuất, kinh doanh hàng may mặc với khách hàng. Dù không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nhưng bộ phận quản lý đơn hàng giúp điều phối các hoạt động trong quá trình tạo ra sản phẩm từ bước đầu tiên.
Tầm quan trọng của merchandise trong ngành may mặc
Trong một công ty sản xuất hàng hóa may mặc sẽ có rất nhiều quy trình để tạo ra sản phẩm. Vì vậy để quá trình hoạt động được diễn ra suôn sẻ thì cần phải có những người chịu trách nhiệm quản lý số nguyên liệu từ khâu nhập đến khi thành phẩm. Công việc này sẽ được giao cho bộ phận Merchandise.
Trong quá trình sản xuất diễn ra nhiều bước thực hiện khác nhau nên khi mắc lỗi ở bất kì đâu sẽ làm gián đoạn công việc của một dây chuyền. Vì vậy, các Merchandise sẽ giám sát quy trình để có thể hạn chế những rủi ro không đáng có. Họ sẽ quản lý các quy trình sản xuất, tinh toán và đưa ra kế hoạch sản xuất sao cho hợp lý nhất.
Xem thêm: Chức vụ ASM là gì? Muốn trở thành ASM cần kỹ năng đặc biệt gì?
Phân loại các vị trí Merchandise hiện nay
Khi đã hiểu khái niệm merchandise là gì, chúng ta sẽ biết được hệ thống phân loại của quy trình quản lý đơn hàng sẽ được phân loại như thế nào.
Quản lý đơn hàng FOB
Công việc chính của vị trí này là theo dõi và quản lý các đơn hàng với khách hàng khi họ có nhu cầu xuất khẩu. Nhân viên thuộc vị trí công việc này sẽ có trách nhiệm đảm bảo các vấn đề liên quan đến quá trình sản xuất, may mặc được diễn ra một cách thuận lợi nhất.
Quản lý đơn hàng CMT
Vị trí công việc này sẽ có nhiệm vụ thực hiện theo dõi các đơn hàng cho việc gia công hoặc đơn hàng giao công. Họ sẽ không cần phải chịu trách nhiệm việc cung cấp các nguyên liệu như vị trí FOB. Vì vậy, công việc này sẽ cần làm việc chủ yếu với bên nhà máy và phân xưởng.
Quản lý đơn hàng sản xuất, cung ứng nội địa
Với vị trí này sẽ được giao phó công việc cung ứng, theo dõi đơn hàng sản xuất cho thị trường nội địa. Việc phân chia các nhân viên quản lý đơn hàng cho các khu vực cung ứng khác nhau sẽ có thể giảm tải số lượng công việc cho các nhân viên. Mặc dù khối lượng công việc giảm bớt nhưng chất lượng, hiệu quả làm việc sẽ ngày càng bị đánh giá khắt khe hơn.
Quản lý đơn hàng tổng hợp
Quản lý đơn hàng tổng hợp sẽ tham gia làm việc, chịu trách nhiệm bao quát toàn bộ công việc. Vì vậy, sẽ yêu cầu cao về mặt chuyên môn, sự chuyên nghiệp, khả năng làm việc tỉ mỉ, cản thận, nhanh nhẹn nắm bắt nền tảng quản lý.
Tham khảo – [Tiết lộ] Top những công việc siêu HOT làm tại nhà có thể bạn chưa biết
Mô tả công việc cụ thể của Merchandise
Một người làm việc quản lý đơn hàng sẽ phải thực hiện những công việc cụ thể như sau:
- Nhận, chuẩn bị đơn hàng để đảm bảo doanh số bán hàng được ổn định
- Tiến hàng lập kế hoạch, phát triển chiến lược bán hàng, cung ứng hàng hóa ra thị trường hiệu quả
- Phân tích các số liệu về việc cung ứng bán hàng cùng phản ứng của khách hàng sẽ sản phẩm của doanh nghiệp
- Phối hợp với bên nhà cung cấp, phân phối hàng hóa theo số lượng, quy mô
- Kiểm tra, tối đa hóa mực độ quan tâm, bán hàng của khách hàng
- Đề xuất các chiến lược phát triển để mở rộng thương hiệu, doanh nghiệp
- Theo dõi tình hình tài chính của quá trình thực hiện bán hàng
- Xây dựng mối quan hệ tích cực với đối tác, khách hàng,…
Cơ hội việc làm vị trí Merchandise
Garment Merchandiser
Vị trí công việc này sẽ thực hiện các nhiệm vị trao đổi với khách hàng, nhà máy sản xuất. Bạn cần phải truyền đạt đến khách hàng, nhà máy sản xuất hay đối tác về các vấn đề họ gặp phải, đưa ra hướng giải quyết hợp lý nhất. Bên cạnh đó, nhân viên Garment merchandise còn phải lập kế hoạch lấy mẫu hàng hóa mới, tìm kiếm đơn hàng từ nhà sản xuất.
Ngoài ra vị trí này còn là sự đảm nhận về thực hiện cập nhật cho các đơn hàng ở tất cả các giai đoạn cùng việc lập báo cáo giao hàng theo tuần. Một vị trí với sự thu hút cùng yêu cầu không quá cao điều này tạo cơ hội nhiều hơn cho bạn ứng tuyển.
Merchandising Executive – B’s Mart
Người làm công việc này sẽ hỗ trợ cho việc quản lý các danh mục về quản trị mua bán các nhóm sản phẩm có sự xác định rõ ràng. Đáp ứng nhu cầu của khách hàng cho mục tiêu doanh số, lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Đây là một vị trí được xem là khá lí tưởng để có thể thăng tiến trong công việc. Để làm được công việc này, bạn cần có khả năng tư duy phân tích, đánh giá các hoạt động tốt. Bên cạnh đó đưa ra những chiến lược phát triển.
Nhân viên Merchandise
Nhân viên Merchandises là một vị trí chịu trách nhiệm chủ yếu về theo dõi doanh số và hàng hóa theo chiến lược để thông qua đó có thể tiến tới xây dựng và duy trì các mối quan hệ trong toàn bộ các cấp quản lý. Và khi đảm nhận về vị trí này bạn sẽ cần đảm bảo đầy đủ về các tiêu chuẩn bán hàng hỗ trợ người quản lý nhiều hơn qua công tác ghé thăm cửa hàng kiểm tra về sự tuân thủ đem lại tầm nhìn mới cho thương hiệu.
Tham khảo – [Giải mã] Interior là gì? Mức lương và cơ hội việc làm ngành Interior
Qua bài viết trên, News.timviec đã giải đáp toàn bộ khái niệm “merchandise là gì?”. Hi vọng rằng những chia sẻ của chúng tôi sẽ đem đến những thông tin hữu ích nhất. Đừng bỏ lỡ những bài viết về Cẩm nang nghề nghiệp tại đây nhé!