Chiết khấu thương mại là gì? Hạch toán chiết khấu theo thông tư 200
Chiết khấu thương mại là gì? Cách hạch toán chiết khấu thương mại theo chuẩn mực kế toán ra sao. Cùng tìm hiểu trong bài viết sau
Chiết khấu thương mại là gì
Nếu dựa theo chuẩn mực kế toán số 14, chúng ta có thể hiểu chiết khấu thương mại như sau: Là khoản tiền mà doanh nghiệp bán giảm giá cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn so với giá đã niêm yết sẵn từ trước.
Có những tài khoản theo dõi chiết khấu thương mại nào?
Hiện nay, theo quy định của thông tư 200; thông tư 133 về hoạt động hạch toán chiết khấu thương mại. Những tài khoản kế toán thường được dùng để thực hiện việc theo dõi hóa đơn chiết khấu gồm:
Nếu doanh nghiệp đang áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200 thì sẽ có:
- TK 5211 – Chiết khấu thương mại: Thường được dùng để lưu trữ hóa đơn, phản ánh các khoản chiết khấu thương mại cho người mua nếu khách hàng mua hàng với số lượng lớn. Tuy nhiên các thông tin chưa được đề cập rõ ràng thông qua purchase order.
- TK 5213 – Giảm giá bán hàng: Tài khoản kế toán này được dùng để phản ánh việc giảm giá bán hàng cho người mua do sản phẩm có chất lượng kém nhưng chưa được phản ánh trên các hóa đơn bán hàng khi xuất hàng cho đối tác.
Nếu doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 133 thì chỉ cần hạch toán hóa đơn chiết khấu thương mại thông qua TK 511 là được.
Xem thêm: Doanh thu là gì? Tìm hiểu về doanh thu thuần và doanh thu ròng
Quy định hạch toán chiết khấu thương mại theo thông tư 200
Để có thể tiến hành hoạt động chiết khấu bán hàng, bộ phận kế toán cần phải thông qua các quy định về chiết khấu thương mại như sau:
- Trong trường hợp hóa đơn bán hàng đã thể hiện rõ những khoản tiền chiết khấu thì doanh nghiệp không sử dụng đến tài khoản kế toán này. Cuối kỳ kinh doanh, doanh thu bán hàng sẽ được phản ánh theo giá đã trừ đi những khoản chiết khấu cho khách hàng.
- Bộ phận kế toán doanh nghiệp cần phải theo dõi được các khoản chiết khấu bán hàng mà doanh nghiệp chi trả cho bên mua nhưng chưa phản ánh là các khoản giảm trừ trên hóa đơn bán hàng. Nếu trường hợp này xảy ra, bên bán cần ghi nhận doanh thu ban đầu theo giá của sản phẩm. Trong đó chưa trừ đi các khoản chiết khấu khác nhau.
- Nếu như số tiền chiết khấu bên mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng ghi trên hóa đơn lần cuối cùng, nguyên nhân có thể do bên mua hàng tiến hành nhiều lần mới đạt được số lượng cần mua để được hưởng chiết khấu. Khi hạch toán chiết khấu thương mại, khoản tiền này chỉ được xác định dựa theo lần mua cuối cùng.
- Nếu bên mua phải xác định số lượng hàng hóa đã tiêu thụ vào cuối kỳ thì số tiền sau khi tiến hành hạch toán thì bên mua sẽ phải dựa theo doanh thu thuần hoặc số lượng sản phẩm đã tiêu thụ được trong tháng kinh doanh.
Cách thức hạch toán chiết khấu thương mại theo thông tư 200
Trường hợp 1: Nếu trong hóa đơn VAT, bên bán đã khi rõ giá bán đã chiết khấu
Nếu bên bán đã ghi rõ giá chiết khấu bán hàng dành cho khách thì sẽ phải quyết toán theo hướng sau:
Đối với bên bán:
- Nợ TK 111, 112, 131: Tổng số tiền trên hóa đơn
- Có TK 511: Tổng số tiền chưa tính thuế
- Có TK 3331: Số tiền thuế giá trị gia tăng
Đối với bên mua:
- Nợ TK 156: Tổng số tiền hàng chưa tính thuế
- Nợ TK 1331: Thuế giá trị gia tăng
- Có TK 111, 112, 331: Số tiền trên hóa đơn
Trong trường hợp này, khi hạch toán sẽ không phản ánh khoản chiết khấu trên hóa đơn.
Trường hợp 2: Mua hàng nhiều lần được hưởng chiết khấu theo doanh số
Trong trường hợp, doanh nghiệp tiến hành tính toán tỷ lệ discount. Nếu bên mua hàng nhiều lần và được hưởng theo doanh số, hàng hóa thì số tiền chiết khấu bán hàng sẽ được điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau.
Vì thế, nếu doanh nghiệp mua hàng nhiều lần của một bên đối tác để được hưởng discount thì trên hóa đơn của lần mua hàng cuối cùng, hoặc hóa đơn đầu tiên của tháng kế tiếp sẽ thể hiện rõ khoản chiết khấu đã được trừ trực tiếp trên hóa đơn.
Xem thêm: [GIẢI ĐÁP] Commercial invoice là gì? Chức năng ra sao?
Trường hợp 3: Nếu số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc quá trình mua hàng
Nếu hoạt động chiết khấu bán hàng được lập khi kết thúc quá trình mua hàng, bộ phận kế toán cần hạch toán như sau:
Bên bán: Phản ánh số tiền discount trong kỳ bán hàng thông qua
- Nợ TK 521: Số tiền chiết khấu bán hàng
- Nợ TK 3331: Số tiền thuế giá trị gia tăng điều chỉnh giảm
- Có TK 131, 111, 112
Bên mua:
Nếu hàng chiết khấu vẫn còn tồn kho:
- Nợ TK 331, 111, 112: số tiền được chiết khấu thương mại
- Có TK 156: Giảm giá trị hàng tồn kho
- Có TK 1331: Số tiền thuế đã được khấu trừ
Nếu hàng đã bán:
- Nợ TK 331, 111, 112: Số tiền giảm giá
- Có TK 632: Giảm giá vốn
- Có Tk 1331: Số thuế được khấu trừ
Nếu mặt hàng đã đưa vào sản xuất kinh doanh, quản lý:
- Nợ TK 331, 111, 112: Tiền chiết khấu
- Có Tk 154, 642: Chi phí giảm tương ứng
- Có TK 1331: Số thuế đã được khấu trừ
Bài viết về chiết khấu thương mại là gì trên đây hy vọng đã giúp cho các ứng viên có thêm các kiến thức chuyên môn mới về nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp của riêng mình.