Chế độ nghỉ thai sản: Nam giới cũng nên được nghỉ 6 tháng như nữ

Chế độ nghỉ thai sản dành cho nam giới cũng nên công bằng như nữ. Điều này sẽ giúp cho hai vợ chồng có thể hỗ trợ được nhiều hơn cho nhau. 

Trong chương trình tọa đàm trực tuyến Phụ nữ khởi nghiệp, shark Linh cho rằng. Trong công việc, mọi thứ cần phải có sự công bằng giữa nam và nữ.

Trong buổi hội thảo, shark Linh có đưa ra câu hỏi: Tại sao phụ nữ được nghỉ thai sản 6 tháng mà nam giới thì không? Một người chồng đang làm việc khi vợ nghỉ thai sản sẽ cần phải đảm nhận công việc với khối lượng gấp đôi bình thường.

Chế độ nghỉ thai sản: Nam giới cũng nên được nghỉ 6 tháng như nữ - Ảnh 1
Theo shark Linh, chồng cũng nên được nghỉ phép sinh

Đó là sự không cân bằng”, nữ “cá mập” bày tỏ quan điểm. “Đề nghị của Linh là công ty nên cho nam giới, người chồng nghỉ phép sinh luôn. Điều này có nghĩa rằng khi vợ nghỉ 6 tháng thì nam cũng có thể nghỉ 6 tháng. Trong thời gian đó, nam giới cũng có thể giúp rất nhiều việc ở nhà, giảm bớt mệt mỏi cho người mẹ.”

Từ việc chồng cũng được hưởng chế độ nghỉ thai sản 6 tháng, hai vợ chồng có thể hỗ trợ qua lại cho nhau. Đây là điều mà cơ chế thai sản hiện nay chưa làm được.

Theo quy định tại bộ luật lao động mới nhất tại Việt Nam, nam giới đang có việc làm và đóng bảo hiểm xã hội. Nếu vợ đang phải nghỉ thai sản thì sẽ được nghỉ việc từ 5 – 14 ngày tùy trường hợp. Tuy nhiên, nếu kéo dài chế độ nghỉ thai sản cho nam giới lên 6 tháng như đối với nữ thì khó khả thi trong thời điểm hiện tại.

Xem thêm: Lao động nữ mang thai: Không được đơn phương chấm dứt hợp đồng

Các công ty lớn trên thế giới thì sao?

Trên thế giới, chế độ nghỉ thai sản cho nam giới cũng đã được nhiều công ty áp dụng tuy nhiên vẫn chưa được nhiều. Trong đó: PensionBee – một startup quản lý tiền hưu trí trực tuyến, được sáng lập bởi Romi Savova và Jonathan Lister, là đại diện tiêu biểu ủng hộ và thúc đẩy chế độ nghỉ thai sản 6 tháng cho nam giới.

Tôi thực sự muốn tạo ra một công ty mà mọi người có thể là chính mình, không cần phải quá quan tâm đến giới tính, sắc tộc và khuynh hướng tình dục.

Tại các doanh nghiệp lớn, bạn phải giấu kín con người thật. Ở PensionBee, chúng tôi cho phép số ngày nghỉ sinh con bằng nhau giữa các ông bố và bà mẹ, với 6 tháng nghỉ phép hưởng 100% lương”, Romi Savova cho biết.

Chế độ nghỉ thai sản: Nam giới cũng nên được nghỉ 6 tháng như nữ - Ảnh 2
Chế độ thai sản ở các công ty lớn trên thế giới

Ngoài ra, sàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới Amazon cũng đã bắt đầu cho phép những ông bố được hưởng 6 tuần nghỉ phép có lương trong trường hợp vợ sinh con. Ngoài ra, Amazon cũng có chính sách nghỉ phép chia sẻ dành cho các nhân sự. Chính sách này cho phép nhân viên chia sẻ thời gian nghỉ của họ với một người không phải là nhân viên của Amazon.

Một vài năm trước, Reddit cũng ban hành chế độ cho phép cha hoặc mẹ nghỉ thai sản 16 tuần có lương. Các bà mẹ sinh con được nghỉ thêm 4 tháng, hưởng hoàn toàn 100% lương để phục hồi sức khỏe.

Xem thêm: Cách tính tiền thai sản bảo hiểm năm 2020 cho người lao động

Trong khi đó, Netflix cho phép các ông bố, bà mẹ mới có con được nghỉ phép có lương tối đa một năm, nhiều hơn so với Google, Facebook hay Apple. Trong thời gian nghỉ phép, các nhân có thể làm việc toàn thời gian tại nhà, hoặc làm việc part time tùy thích.


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Eyeplus Online

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.